Công nghệ RFID là gì và ứng dụng của nó
Chắc bạn đã nghe đến công nghệ RFID rất nhiều lần rồi phải không? Nó được nói đến là công nghệ kế thừa của mã vạch. Và trên thế giới có nhiều lĩnh vực và ngành nghề đều sử dụng nó. Vậy công nghệ này thật ra là gì? Nó hoạt động như thế nào? Lĩnh vực nào sử dụng nó? Và những lợi thế của công nghệ này so với mã vạch ra sao? Chưa dừng lại ở đó, một số thiết bị RFID cũng được mình nói sơ qua trong bài này nữa.
RFID là công nghệ như thế nào? |
Từ A đến Z về công nghệ RFID
1. Định nghĩa và RFID
Tiếng Anh chính xác của nó là Radio Frequency Identification. Đây là công nghệ sử dụng sóng băng tần đến thẻ để đọc thông tin. Các thẻ sẽ phản ứng với song băng tần được cài đặt. Và thiết bị đọc rifd sẽ đọc nó để thu hồi thông tin. Về căn bản thì công nghệ này cũng không hề khác biệt so với mã vạch. Vì vậy mà nhiều người cho rằng nó là công nghệ kế thừa hoàn chỉnh nhất. Tuy nhiên công nghệ này có nhiều lợi thế hơn hẳn so với mã vạch thông thường. Và mình sẽ đi chi tiết về chúng ở phần phía dưới.
2. Công nghệ RFID hoạt động ra sao?
Ở mức độ đơn giản, các hệ thống RFID bao gồm ba thành phần:
Thẻ RFID chứa một mạch tích hợp và ăng ten, được sử dụng để truyền dữ liệu đến đầu đọc RFID (còn được gọi là bộ dò tín hiệu). Người đọc sau đó chuyển đổi sóng vô tuyến thành một dạng dữ liệu. Dữ liệu này có thể sử dụng nhiều hơn. Thông tin được thu thập từ các thẻ sau đó được chuyển qua giao diện truyền thông. Sau đó chúng mới đến hệ thống máy tính chủ. Tại đây dữ liệu có thể được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu và được phân tích sau đó.
Thẻ sẽ được cài một tần số nhất định. Và tần số này nếu được sử dụng đúng bới thiết bị nhất định thì mới có thông tin được nhận về.
3. RFID được sử dụng trong lĩnh vực nào?
RFID hiện tại đang dần trở nên thông dụng hơn. Và nó đã và đang phát triện rất mạnh ở các lĩnh vực như sau:
- Quản lý hàng tồn kho
- Theo dõi tài sản
- Theo dõi nhân sự
- Kiểm soát truy cập vào các khu vực hạn chế
- Huy hiệu ID
- Quản lý chuỗi cung ứng
- Ngăn chặn hàng giả (ví dụ: trong ngành dược phẩm)
- Quản lý bán lẻ
Ứng dụng đa dạng của RFID |
Mặc dù công nghệ RFID đã được sử dụng từ những năm 1945, nhu cầu về thiết bị RFID hiện tại mới tăng lên nhanh chóng. Wal-Mart yêu cầu các nhà cung cấp của họ cho phép các sản phẩm có thể truy nguyên được RFID. Và công nghệ hỗ trợ rất nhiều với công ty này. Các công ty e-commerce cũng là nơi bạn dễ dàng tìm thấy các thiết bị RFID.
4. Những lợi thế của RFID so với mã vạch
Nếu bạn băn khoăn ở phần định nghĩa thì phẩn này chính là câu trả lời cho bạn. Có những điểm cộng không hề nhỏ có thể khiến bạn bỏ qua giá thành có phần không nhỏ của công nghệ này.
4.1. Bạn có thể quét thẻ RFID mà không cần ở cùng một phòng
Do sử dụng sóng băng tần mà bạn có thể quét thẻ tag RFID khi nó ở phòng kế bên. Vì sóng có thể truyền tải xuyên qua một số bề mặt. Dù xuyên qua có phần bị cản lại nhưng bạn vẫn có thể sử dụng được nó. Điều này rất tốt với những hàng hóa có thẻ đặt ở phía trong. Bạn không cần mở hàng hóa ra để quét. Mã vạch không thể làm được điều này. Và bạn luôn phải chắc chắn bạn có mặt gần mã vạch để có thể quét chúng.
4.2. Các thẻ RFID có tầm đọc xa hơn
Mã vạch và các máy đọc mã vạch có tầm quét chỉ vào khoảng vài mét là tối đa. Trong khi đó các thẻ RFID và các máy kiểm kho RFID có tầm nhận lên đến trên 10m hoặc xa hơn. Điều này hỗ trợ bạn tìm ra một thẻ RFID nếu nó có bị thất lạc trong không gian làm việc. Điều này là viêc dĩ nhiên một máy check barcode không thể làm được rồi.
4.3. Khả năng đọc hàng loạt của RFID
Điều này có liên quan một chút đến điều 4.1. Khi bạn có một giỏ nhiều sản phẩm thì thẻ RFID cho tốc độ quét nhanh chóng hơn. Vì khả năng đọc xuyên bề mặt che chắn nó, nên các RFID sẽ phản hồi ngay. Và cùng một gio hàng qua không gian máy quét thì bạn sẽ có kết quả của các mặt hàng có RFID.
Trong khi đó mã vạch nếu bị che thì bạn hầu như không đọc được chúng. Nên bạn có thể sẽ không có kết quả nào khi hoàn thành quy trình quét. Nhân viên hầu như sẽ phải sắp xếp mã vạch không bị che và nằm trong vùng máy có thể quét tới. Đó là điểm làm tốn thời gian và làm chậm quy trình làm việc của bạn.
5. Một số thiết bị được ứng dụng công nghệ RFID
Nếu bạn lười đọc định nghĩa mà tìm hẳn các thiết bị có RFID? Vậy thì đi thẳng xuống phần 5 này. Dưới đây là một số ứng dụng thiết bị của công nghệ này.
5.1. Máy kiểm kho
RFID chủ yếu làm ra cho mục đích giám sát và cập nhận hàng hóa trực quan. Nên đó là điều hiển nhiên mà một vài thiết bị kiểm kho sẽ có công nghệ RFID kèm theo chúng. Đa số các dòng máy này bạn sẽ có tùy chọn chuyển qua lại giữa 2 tác vụ đọc. Và chúng có tốc độ phản hồi rất tốt. Mỗi máy kiểm kho đều có hệ điều hành và bộ nhớ trong riêng. Bạn hoàn toàn có thể đi xa để quét các thẻ RFID và quay lại đưa thông tin vào máy chủ. Cấu tạo của các máy không hề nặng nhưng lại rất bền bỉ với các tác nhân môi trường khác. Nó chính là thiết bị mà các kho bãi, xưởng hay công ty vận chuyển không thể thiếu.
Các máy kiểm kho RFID đã có mặt đông đảo trên thị trường |
Một số thiết bị kiểm kho cầm tay bạn có thể quen thuộc như:
5.2. Máy in hóa đơn
Nghe có vẻ lạ nhưng máy in hóa đơn cũng cần RFID hay sao? Sự thật là có đấy. Các thông tin đưa vào từ các máy đọc RFID được lưu ở format khác nhau. Nên để in ra tem nhãn hay hóa đơn từ RFID thì các máy in thường khó có thể đáp ứng được. Các máy này chủ yếu là các dòng máy in mã vạch công nghiệp. Và các chất lượng in vẫn được giữ vững. Máy thường được sử dụng trong các lĩnh vực quản lý chất lượng. Và bạn sẽ thấy sản phẩm như máy in RFID Zebra ZT400 hay ZT600.
Bạn vẫn có thể tìm thấy các loại máy in hóa đơn cầm tay và để bàn có RFID. Radiant Global cũng có các thiết bị bạn có thể tham khảo như:
- Máy in hóa đơn để bàn Zebra ZD500R RFID
- Máy in hóa đơn cầm tay ZQ520 của Zebra
Đó là những điều cho bạn một bức tranh tổng quát về công nghệ RFID. Bạn có nhận thấy rằng công nghệ này phù hợp với doanh nghiệp của mình không? Nếu có thì bạn có thể gọi đến theo số 0903 803 810 để được tư vấn về lắp đặt và thiết bị nhé.
Nguồn: Sưu tầm
Tham khảo thêm:
Nhận xét
Đăng nhận xét