Các thuật ngữ tiếng Anh về máy in mã vạch

Các máy in tem nhãn mã vạch có mặt trong hầu hết các hoạt động sản xuất. Hay xa hơn nữa là các công đoạn quản lý sản phẩm cũng như hàng hóa. Những máy in mã vạch được làm ra cho nhiều mục đích khác nhau. Và làm cách làm để bạn nhận biết một máy cho những mục đích nào? Đó là đọc bản thông số kỹ thuật của sản phẩm. Với loại thiết bị như máy in, thì có nhiều thông số bạn cần chú ý đến. Mình sẽ cố gắng đi hết và chi tiết nhất có thể đối với chúng. Dưới đây là các thuật ngữ tiếng Anh bạn cần biết về máy in mã vạch.
Thuật ngữ tiếng anh về máy in mã vạch - giới thiệu
Có những thông số tiếng Anh nào bạn nên chú ý về máy in?
Nếu bạn chưa xem qua các thuật ngữ về máy đọc mã vạch, thì có thể tham khảo thêm nhé.

Các từ miêu tả thông số máy in mã vạch có ý nghĩa gì?

1. Các thuật ngữ về cấu hình chung (General)

  • Print Method: Hình thức in của máy. Thường các hãng đa số sử dụng công nghệ in nhiệt. Nên bạn sẽ thấy có 2 dòng là Direct Thermal (In nhiệt trực tiếp) và Thermal Transfer (In nhiệt chuyển tiếp). Một điểm nữa bạn thấy là đa số đều để Optional Thermal Transfer. Nên công nghệ chuyển tiếp thường là tùy chọn.
  • Print head: Đây ám chỉ loại đầu in. Đối với máy in thì có 2 loại đầu in chính là đầu in bằng và in nghiêng. Nên bạn sẽ thấy trong datasheet có flat-head cho đầu in bằng và near-edge cho đầu in nghiêng.
Thuật ngữ tiếng anh về máy in mã vạch - General

  • Dimentions: Độ lớn của máy (tính cả khung bên ngoài). Nó là tập hợp của 3 chỉ số Height, Width và Depth (Dài, rộng và cao)
  • Weight: Cân nặng của máy in
  • Memory: Bộ nhớ của máy in. Ở đây có 2 thông số và SRAM và Flash Rom. SRAM giống như là bộ nhớ ngẫu nhiên của máy tính vậy. Flash Rom là bộ nhớ được cung cấp dữ liệu bằng điện. Và nó sẽ không mất dữ liệu khu ngừng cung cấp điện. Nghĩa là nếu có trường hợp mất điện thì dự liệu trong bộ nhớ này sẽ không bị mất.
  • User Interface: Đây là giao diện của máy được đưa ra trước mặt người dùng. Ở đây sẽ liệt kê số nút bấm, màn hình.

2. Các thông số liên quan đến yếu tố ngoại vi (Environmental)

  • Operating Temperature: Nhiệt độ môi trường khi máy hoạt động. Nghĩa là khi nhiệt độ môi trường là bao nhiêu thì máy sẽ hoạt động bình thường.
  • Storage Temperature: Nhiệt độ khi máy lưu trữ không kho. Hầu hết các nhiệt độ lưu trữ để giúp máy không bị tổn hại linh kiện.
  • Humidity: Độ ẩm mà thiết bị in có thể chịu được.

3. Thông số về điện (Power)

Ở đây chủ yếu là các thông số có về nguồn điện và các dây cáp điện. Bạn có thể thấy các thông số như sau:
  • Input: Đây là dòng điện đầu vào. Thường sẽ ở trong khoảng 100 – 240V với các máy in mã vạch.

4. Thông số chất lượng in (Print/Performance tùy theo hãng)

Thuật ngữ tiếng anh về máy in mã vạch - Print

  • Resolution: Độ phân giải ở đây được tính bằng dpi. Và có các thông số căn bản như 203, 300 và 600 dpi. Tương ứng với các độ phân giải này sẽ là các tốc độ in phù hợp. Đọc thêm về DPI để hiểu thêm về nó ở đây.
  • Sensor: Đây là cảm biến đầu in để tránh mực bị dây hay lỗi. Đa số các bảng datasheet sẽ đi kèm Reflective, Transmissible hoặc cả 2. Reflective là dạng cảm biến được sử dụng để cảm nhận các khoảng trống, lỗ và rãnh nhãn. Transmissible là cảm biến khi có tác dụng truyền nhiệt diễn ra trong máy.
  • Maximum Print Width: Này cho biết máy có thể in được trên loại nhãn rộng nhất là bao nhiêu.
  • Print Length: Độ dài nhiều nhất của nhãn máy có thể in được.
  • Barcodes: Các loại mã vạch mà máy in tem nhãn có thể in được trên nhãn.
  • Fonts: Các loại font cho mã vạch và chữ được máy in hỗ trợ. Những máy in mã vạch công nghiệp hỗ trợ nhiều loại font nhất so với cầm tay và để bàn.

5. Thông số về ruy băng mực (Ribbon)

Thuật ngữ tiếng anh về máy in mã vạch - Ribbon


  • Width: Chiều rộng Ribbon để có thể vận hành tối với máy. Thường thông số này sẽ theo khoảng và đơn vị mm.
  • Ribbon Core Size: Độ lớn của lõi ruy băng, đơn vị là mm.
  • Maximum Ribbon Length: Chiều dài tối đa khi kéo hết ruy băng ra. Đơn vị ở đây là mét.
  • Maximum Ribbon Diameter: Đường kính tối đa của cuộn ruy băng, yếu tố này không tính lõi của ruy băng nhé. Đơn vị là mm hoặc cm.

6. Các yếu tố về tem nhãn / giấy in mã vạch (Media)

Thuật ngữ tiếng anh về máy in mã vạch - Media

  • Alignment: Sự sắp xếp của hàng chữ. Chính xác hơn là nội dụng có trên tờ nhãn được in từ bên nào sang.
  • Thickness: Độ dày của giấy in. Này có phân ra 2 phần, giấy in bên ngoài (label), và miếng xé để dán lên sản phẩm (tag).
  • Inner Media Core Diameter: Đường kính lõi trong của cuộn giấy in
  • Outter Media Roll Diameter: Đường kính của cuộn tem nhãn bên ngoài k tính lõi.
  • Media Type: Loại giấy in tem nhãn. Nơi này sẽ liệt kê các loại giấy mà máy in hỗ trợ. Từ Resin đến Wax Resin tùy theo loại máy.
  • Media Format: Kiểu hình giấy in. Nghĩa là tác vụ áp dụng cho giấy in mà máy có thể làm. Một số có thể là Fanfold (tự cuộn), Roll (cuốn).

7. Thông tin về các cổng kết nối (Software & Connectivity)

Thuật ngữ tiếng anh về máy in mã vạch - Software & Connectivity

  • Emulator: các phần mềm giả lập tương thích với máy in
  • Printer Driver: Các Driver để cho máy in có thể chạy được trên thiết bị được kết nối với nó.
  • Interface: Đừng nhầm nó với User Interface nhé. Từ Interface này chỉ các cổng kết nối có mặt trên máy. Đa số các máy in hỗ trợ từ 3 – 4 cổng kết nối.
  • Label Software/Supported Software: Các phầm mềm quản lý tem nhãn mã vạch tích hợp với thiết bị in.

8. Các thuật ngữ khác bạn có thể nên chú ý:

Ngoài các thuật ngữ tiếng Anh cho máy in mã vạch thông dụng phía trên, còn một số thông số nữa mà bạn có thể gặp trong nhiều datasheet từ các hãng khác nhau. Ví dụ như:
  • Maximum continuous print length: Khi máy in liên tục thì được tối đa bao nhiêu? Thường chúng sẽ ở đơn vị mm hoặc inch. Bạn sẽ thấy chỉ số này ở khá nhiều các loại máy in công nghiệp.
  • Options and Accessories: Các phụ kiện hay các chức năng đi kèm khác. Bạn có thể chọn mua chúng lúc mua máy in mã vạch hoặc không.
  • Media Handling: Các đầu hỗ trợ xử lý giấy in. Một số công cụ phụ trợ thực hiện các thao tác tự động cho máy in. Một số ví dụ của nó là Cutter (hỗ trợ cắt nhãn), Rewind (Cuộn ngược giấy vào trong sau khi bạn đã xé tem).
  • RFID: Máy in có hỗ trợ công nghệ RFID.
  • Display: Thông số cấu tạo của màn hình có trên máy in.
Đó là một số thuật ngữ về máy in tem nhãn mã vạch mà bạn có thể chưa biết. Với một datasheet, bạn hoàn toàn có thể hiểu được nếu đọc qua bài này. Hi vọng bạn sẽ có một số kiến thức căn bản hơn về thiết bị tự động hóa doanh nghiệp này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến