Cấu tạo của một máy in mã vạch

Một máy in mã vạch chắc cũng không còn quá xa lạ với bạn hay bất kỳ ai khác rồi. Chúng hỗ trợ cho nhiều công tác in ấn và phan phối sản phẩm. Một thiết bị in mã vạch để có thể mang lại một kết quả mong muốn cho người sử dụng thì cũng có những cấu tạo vô cùng công phu. Bạn đã biết được một máy in mã vạch chính hãng có những gì ở phía trong không? Và tại sao chúng lại có cấu tạo như vậy? Cùng tham khảo qua bài viết này để hiểu hơn về chúng nhé.
cấu tạo của một máy in mã vạch

Trước khi vào bài thì bạn có thể tham khảo các loại máy in tem nhãn mã vạch tại link này. Vì căn bản một máy in tem nhãn chính hãng giá rẻ không phải chỉ có một loại. Những loại máy in khác nhau sẽ có cấu tạo khác nhau như sau:

1. Máy in mã vạch mini cầm tay cấu tạo ra sao?

Một máy in mã vạch cầm tay thì ngoài vỏ ngoài gọn nhẹ được cấu tạo bằng nhựa cứng, thì có những điểm về máy như sau:
  • Belt Clip: Đây là đồ để bạn gắn vào thắt lưng của mình, tiện việc mang đi di chuyển.
  • Cover for DC: Miếng che khe cắm DC để cắm điện, mục đích chủ yếu là để chống bụi. 
  • Open/Close Lever: Cần gạt để mở nắp của máy in mã vạch cầm tay ra. Các loại máy in mã vạch TSC, Casio hay Toshiba đều có trang bị.
  • Dispenser Unit: Đây là dạng các lỗ khí, trang bị trên máy để thoát nhiệt khi máy in này hoạt động.
  • Easy cutter: Đây là dao cắt nhỏ được trang bị để bạn dễ dàng xé tem ra khỏi máy hơn. Điều này là cần thiết vì máy in cầm tay không thể tự cuộn được.
  • Label Ejection: Lỗ để đẩy giấy in sau khi in ra ngoài.
  • Platen: Trục lăn để đẩy phẳng tem nhãn sau khi trải qua quá trình in nhiệt. 
  • Label Width Scale: Thước đo độ dài của tem nhãn.
cấu tạo của một máy in mã vạch -  máy in cầm tay

  • Màn hình LCD (nếu có) kèm theo một số nút thao tác như nguồn, in, đưa giấy in vào trục in (feed).
  • irDA Verifier: Cổng xác nhận irDA. Đây là công nghệ có thể giúp bạn truyền tải thông tin qua sóng. Những loại máy in cầm tay chất lượng cao đều có cổng irDA này. 
  • Label Guide: Trục chỉ dẫn tem nhãn. Trục này hỗ trợ xoay cuộn tem in nhãn mã vạch để in dễ dàng hơn.
  • Các cổng giao tiếp thường thấy như RS-232, USB hay Ethernet.

2. Cấu tạo mủa máy in tem nhãn để bàn

Máy in tem nhãn để bàn có cấu tạo cũng không quá khác biệt như máy in mini cầm tay. Tuy nhiên, có một số cấu tạo của máy hơi khác biệt hơn so với dòng mini. Cấu tạo nhựa, có nắp đậy và nút thao tác ra, thì có một số bộ phận khác làm nên cấu tạo của nó như sau:
    cấu tạo của một máy in mã vạch - máy để bàn
  • Print head: Đầu in được trang bị ngay phần gần bảng các nút thao tác.
  • Backing lebel Opening: Đây là khe dùng để mở mặt sau của tem nhãn.
  • Lebel Opening: Đây cũng là lỗ để bạn kiểm tra tình trạng tem nhãn cũng như thay mới nó.
  • Các đèn báo hiệu của máy in mã vạch để bàn như: Đèn báo lỗi (Error Indicator), đèn báo hiệu máy có đang hoặt động hay không (Online/Power Indicator).
  • Các cổng giao tiếp nằm ở phía sau lưng máy. Mục đích là để dễ dàng tùy biến và cấu hình máy, đồng thời tiết kiệm không gian hơn.
  • Label Guide để hướng tem nhãn vào công đoạn in.
  • Label Presence Sensor: Cảm biến xem nhãn có mặt cho quá trình in hay không? Nếu không có tem nhãn thì máy sẽ báo hiệu bạn phải thêm giấy in vào.
  • Peel-off Roller Lever: Đòn bẩy con lăn cho thao tác bóc tem nhãn tự động.
cấu tạo của một máy in mã vạch - máy để bàn

  • Paper Roll Spindle: Trục quay của cuộn tem nhãn
  • Peel-off Spindle: Trục quay của hệ thống xé nhãn
  • Peel-off Roller: Con quay nhỏ dùng để cán giấy tem nhãn phẳng ra.
Hầu hết các sản phẩm như máy in tem nhãn Datamax các dòng E-class thì có trang bị các tính năng đầy đủ trên. Nên bạn có thể chú ý vào để nhận biết máy in của mình hoạt động ra sao.

3. Máy in tem nhãn công nghiệp – Cấu tạo chi tiết

Nếu nói đến máy in mã vạch công nghiệp, thì có một số hãng khá nổi tiếng là Toshiba hay Ring. Nhưng dù là máy in tem nhãn Ring hay gì đi nữa thì vẫn có những cấu tạo chung như sau:
  • Ribbon Spindle: Máy in công nghiệp có trục quay cho cuộn ruy băng nữa. Vì có cả quá trình in nhiệt chuyển tiếp được sử dụng.
  • Platen Roller: Cuộn lăn để khiến tem nhãn thẳng hơn.
cấu tạo của một máy in mã vạch công nghiệp
  • Reflective Sensor: Cảm biến quang điện để nhận ra sự có mặt hay không có của tem nhãn. Cảm biến này được sử dụng để cảm nhận các khoảng trống, lỗ và rãnh nhãn
  • Transmissive Sensor: Đây là một cảm biến phương tiện loại khoảng cách giữa các nhãn vị trí cố định được sử dụng cho nhãn đánh dấu đen (Black Mark Media).
  • Rewind Spindle: Hỗ trợ công tác cuộn giấy ngược vào trong khi tem nhãn đã bị xé đi.
Ngoài những yếu tố này, thì các đặc điểm như vỏ kim loại, màn hình hiển thị và nút thao tác đều không có gì xa lạ nữa. Chính vì những cấu tạo trên này, mà các máy in tem nhãn có khả năng in khác nhau. Bạn nên lựa chọn mua máy in mã vạch phù hợp với công tác của mình hợp lý nhất.

Tham khảo:

Nhận xét

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến