Phân biệt các loại máy in mã vạch

Máy in mã vạch (Barcode Printers) là một trong những thiết bị hỗ trợ cho các ngành công nghiệp. Bạn sẽ thấy chúng trong rất nhiều các lĩnh vực. Từ đóng gói, vận chuyển đến cả việc đưa sản phẩm ra thị trường. Nhưng không phải lĩnh vực nào cũng dùng một loại máy in giống nhau đâu. Tùy theo nhu cầu và tính chất và các loại máy in mã vạch dưới đây đã ra đời. Dưới đây là cách để bạn phân biệt chúng và lựa chọn loại máy phù hợp.

Các loại máy in mã vạch - giới thiệu
Vậy bạn phân biệt một máy in như thế nào?

Cách phân biệt các loại máy in mã vạch

Thường kết hợp với máy tính để in mã vạch, các máy in chuyển dữ liệu từ máy tính để in lên giấy hay bề mặt. Máy tính sẽ cung cấp dữ liệu cho máy về kích thước, độ phân giải và chất lượng. Vậy ạn phân loại chúng như thế nào đây?

1. Phân loại theo các kiểu in nhiệt

Chủ yếu các loại máy in mã vạch đều là máy in nhiệt. Nhưng nếu bạn để ý kĩ sẽ có 2 loại máy in nhiệt đấy! Đó là máy in nhiệt trực tiếp (Direct Thermal Printers) và Máy in chuyển tiếp (thermal transfer printers).

1.1. Máy in nhiệt trực tiếp

Máy in mã vạch trực tiếp là dạng máy sử dụng chất hóa học kèm theo nhiệt. Đến một nhiệt độ nhất định thì các chất hóa học trên bề mặt này sẽ hóa đen. Sau đó in trực tiếp lên bề mặt của sản phẩm. Bán sẽ thấy kiểu in này có mặt trên khá nhiều các thùng carton hoặc giấy.
Các loại máy in mã vạch - máy in nhiệt trực tiếp
Khả năng in không cần ruy băng
Điều để bạn nhận ra dòng máy in này chính là nó không cần ruy băng. Kể cả mực cũng không cần đến. Nên các máy có điểm cộng vô cùng là tiết kiệm chi phí. Các lĩnh vực như vận chuyển và giao hàng ngắn rất hay sử dụng kiểu máy in này. Một số loại máy in nhiệt trực tiếp chuyên dụng bạn có thể tham khảo như:
  • Zebra ZT230
  • TSC TDP-244
  • Wasp WPL204

Những trường hợp không nên cân nhắc máy in nhiệt trực tiếp

Với một máy quét mã vạch, nếu bạn cần một nhãn in có thể tồn tại lâu dài? Thì chắc chắn máy in nhiệt trực tiếp này là không dành cho bạn rồi. Lý do vì các vết in trực tiếp sẽ bị phai theo thời gian. Vì vậy mà những lĩnh vực có môi trường khắc nghiệt thì không hợp với mã này.
Các loại máy in mã vạch - các tường hợp tránh in nhiệt trực tiếp

Nhiệt độ quá cao hay ánh sáng mặt trời là nguyên nhân cho tình trạng đó. Những sản phẩm tiếp xúc trực tiếp ngoài trời liên tục thì không nên áp dụng in như vậy. Những sản phẩm có tỉ lệ bán được nhanh thì sẽ cần máy in này. Bạn cũng không thể quét mã vạch đã hư hỏng phải không?

1.2. Máy in nhiệt chuyển tiếp

Thermal Transfer Printer không có bề mặt tiếp súc đặc biệt ở đầu in mã vạch. Nên máy cần mực và ruy băng để in mã vạch lên sản phẩm. Khi áp dụng nhiệt vào ruy băng, mực và chất hóa học trên ruy băng tan chảy. Sau đó thấm vào bề mặt của sản phẩm. Máy có thể in lên nhãn có vật liệu bao gồm polyester hoặc polypropylene.

Máy in mã vạch chuyển tiếp cho chất lượng mã vạch bền bỉ hơn nhiều. Mã in ra có khả năng chống chịu độ ẩm, tia tử ngoại và nhiệt độ cao. Đa số các ngành sản phẩm đều chọn các loại máy in mã này. Các chất hóa học khác cũng khó làm ảnh hưởng đến mã vạch in từ máy in tem nhãn chuyển tiếp.
Các loại máy in mã vạch - Máy in nhiệt chuyển tiếp
Một số máy in nhiệt chuyển tiếp bạn có thể tham khảo bao gồm:
  • Zebra ZT400 và 600 Series.
  • TSC MX Series – 200, 300, 600.
  • Toshiba B-EX4T2
  • Honeywell PX940

2. Phân loại máy in mã vạch theo công dụng

Ngoài cách nhận biết theo kiểu in nhiệt, thì còn có những phân loại khác nữa. Tùy theo lợi ích hay cách thức sử dụng.

2.1. Máy in mã vạch để bàn

Đây là loại máy quét mà bạn hay thấy nhất ở các cửa hàng bán lẻ, siêu thị. Những nơi này yêu cầu cường độ in thấp. Những loại máy in này có kích thước nhỏ vừa đủ để bàn. Loại để bàn cũng có cả 2 kiểu in nhiệt. Một máy in loại desktop có thể dễ dàng xử lý 1000 in/ngày. Và đây cũng là ngưỡng mức mà bạn nên tính đến nếu mua một máy in. Nếu xác định in nhiều hơn 1000 tem nhãn một ngày thì sẽ có loại máy khác dành cho bạn. Đó là máy in mã vạch công nghiệp.
Các loại máy in mã vạch - loại để bàn

Một số đại diện cho loại hình máy in này bao gồm: Zebra ZD620, TSC TTP-345, Ring 408 PEL+.

Tuy nhỏ nhưng chất lượng mã vạch in lại giống y như máy công nghiêp. Tốc độ cho ra một tem nhãn (label) cũng là tương đương.

2.2. Máy in mã vạch công nghiệp

Loại máy khổ lớn có chức năng xử lý cường độ in quy mô lớn. Một máy in mã vạch công nghiệp có thể xử lý 3000-4000 in một ngày. Một nhà máy quy mô lớn có thể có đến 4 hay 5 máy hoạt động liên tục. Máy in công nghiệp có thể cho ra mã vạch với bất kì kích thước nào. Cấu trúc khá lớn và thường được gia cố bằng vỏ kim loại. Chính vì độ lớn và khả năng này mà nó phù hợp với các ngành nghề như: Quản Lý Kho hoặc Sản Xuất.
Các loại máy in mã vạch - loại công nghiệp

Một số loại máy được sử dụng trong đa số các nhà máy tại Việt Nam như sau:
  • TSC TTP-2410MT
  • Ring-8012PMH+
  • Các loại máy Zebra dòng ZT (200, 400, 600)

2.3. Máy in mã vạch cầm tay

Hay có tên gọi khác là máy in mã vạch di động. Đây là loại máy rất tiện dụng cho việc di chuyển và tạo mã vạch tại chỗ. Bạn có thể đứng ngoài vườn mà vẫn tạo được mã vạch. Nói vui thế thôi, chứ miễn là bạn vẫn còn kết nối với hệ thống thì bạn vẫn sẽ tạo được mã vạch ở bất cứ đâu. Máy có thể dễ dàng giao tiếp với các thiết bị mã vạch khác như máy kiểm kho, máy tính bảng. Các cổng giao thức như Wifi hay Bluetooth, hay cả USB là vũ khí của loại máy in này. Bạn sẽ đạt được sự di động và hiệu quả trong công việc.
Các loại máy in mã vạch - loại cầm tay
Loại cầm tay có thể mang đi bất cứ đâu
Với thiết kế nhỏ gọn, bạn có thể bỏ chúng vào túi đeo để dễ dàng di chuyển. Nếu có việc cần xuất ngay mã vạch là có thể tại chỗ bấm xuất rồi.

Bạn có thể tham khảo các loại máy in di động như sau:
  • Zebra ZQ  Series (320, 420, 520)
  • TSC Alpha 4L
  • Citizen CMP-30

3. Máy in mã vạch laser (Laser Printers)

Các loại máy in mã vạch laser này thật ra cũng có rất ít người sử dụng. Nói nôm na ra nó là loại máy in bạn dùng để in văn bản trong văn phòng đấy. Loại máy in laser này dùng tia lade quét qua quét lại trên bề mặt in. Động tác quét này tạo ra một mô hình tĩnh điện. Các tĩnh điện sau đó sẽ thu hút mực lại và dính trên bề mặt theo mô hình đó.

Ví dụ như bạn muốn in chữ “Radiant Global ADC Vietnam”. Máy sẽ nhận diện mô hình chữ và quét qua quét lại trên mặt giấy in. Mô hình được tạo thành chính là dòng chữ bạn muốn in.
Các loại máy in mã vạch - loại laser

Một số máy in laser thông dụng bao gồm: Canon LBP6030, Samsung ML-2168, HP Laser Jet, vv..

3.1. Sự bất cập của máy in laser

Nếu so cùng với hàng xóm của mình là máy in nhiệt, thì laser có khá nhiều bất lợi. Dù cùng khả năng in mã vạch tốt. Nhưng nếu đưa vào môi trường công nghiệp, thì laser tỏ ra yếu kém. Những lý do làm nên sự yếu kém đó như sau:
Các loại máy in mã vạch - máy in nhiệt
Máy in nhiệt có nhiều lợi thế hơn
  • Bạn không cần phải thay khay hoặc tải nhãn. Nếu bạn dùng máy in laser bạn phải làm điều này để tránh bị ghi đè.
  • Khi in bằng máy laser, bạn sẽ phải nhớ là đang in tới tiến trình nào. Theo đó là xác định mã vạch nào là của sản phẩm nào. Độ khó cũng từ đó tăng theo.
  • Máy in mã vạch laser hầu như không thể xử lý trên bề mặt in khác. Nếu bạn chỉ dùng giấy (bỏ qua các vấn đề như kẹt giấy) thì không sao. Nhưng nếu bạn in lên tem nhãn hay bất kì bề mặt nào thì không thể được. Việc này máy in nhiệt xử lý không chút khó khăn nào.
  • Xử lý chất kết dính cũng là vấn đề mà máy in laser làm cực nhọc hơn. Từ đó dẫn đến chi phí bảo trì hay thay mới cũng theo cấp số nhân.

4. Máy in mã vạch và máy in tem nhãn có giống nhau không?

Hầu hết nhiều người vẫn còn thắc mắc về vấn đề này. Thật ra 2 thuật ngữ này cũng có phần giống nhau nhưng cũng.. không giống nhau tí nào. Nếu nói nhanh chóng ra thì thuật ngữ máy in mã vạch dùng cho Marketing khá nhiều. Hầu hết nếu nhiều người không nhớ từ mã vạch, họ sẽ nói từ “máy in tem nhãn”. Nhìn chung thì 2 từ này là một.

Và hầu hết các máy in tem nhãn ngoài in logo thì còn in được mã vạch. Vì trên một nhãn (Label) thì có cả mã vạch, logo và tên của công ty in ra nó. Tuy nhiên để tránh nhầm lẫn hơn, bạn có thể hiểu là như sau:
  • Máy in tem nhãn chủ yếu in lên bề mặt các nhãn tự dính hoặc thẻ.
  • Máy in mã vạch dùng công nghệ truyền nhiệt hoặc laser để in lên bề mặt sản phẩm hoặc hóa đơn.
  • Máy in tem nhãn cũng có thể in mã vạch.
Đó là các loại máy in mã vạch mà bạn có thể sẽ gặp sau này. Để phân biệt chúng rõ ràng hơn, minh hi vọng bài này có thể giúp ích cho các bạn.

Nhận xét

  1. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Dòng máy thế hệ mới in tích hợp cả in nhãn lẫn in ống lồng đầu cốt của Brother, hãy cùng tìm hiểu Máy in nhãn Brother PT-E850TKW tại đây nhé.

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến