Phân biệt máy in hóa đơn và máy in mã vạch

Nếu bạn sử dụng khá nhiều các loại máy in thì cũng có nghe đến 2 loại thiết bị. Đó là máy in hóa đơn và máy in mã vạch. Bình thường thì chắc bạn không để ý phân biệt 2 loại máy này. Và chúng cũng có những điểm chung và điểm khác nhau. Mà đôi lúc các đặc điểm của hai loại máy còn trộn lẫn với nhau nên nhiều người không thể thấy được. Nên bài này mình sẽ đi vào các điểm khác nhau giữa hai thiết bị tự động hóa doanh nghiệp này.

Phân biệt máy in hóa đơn và máy in mã vạch - Giới thiệu
Vậy 2 thiết bị này khác nhau điểm nào?

Máy in mã vạch và máy in bill có gì giống và khác nhau?

Trước khi mình đi vào điểm khác nhau của 2 dòng máy này, thì có một đièu cần điểm qua. Đó chính là các điểm tương đồng giữa chúng. Từ đó bạn có thể nghiệm ra được các điểm khác nhau mà không cần xem phần tiếp. Nhưng nếu bạn hơi lười thì có thể cố gắng đọc hết bài này.

1. Các điểm giống nhau giữa máy in mã vạch và hóa đơn

1.1. Cả hai loại máy điều hỗ trợ in kim và in nhiệt

Nếu bạn có đọc bài viết về các loại máy in mã vạch thì bạn sẽ thấy phần in nhiệt có đề cập đến. Và ngoài in nhiệt thì còn có laser và in kim. Và những công nghệ in đó không chỉ có ở trên máy in tem nhãn thông thường. Mà những máy in hóa đơn cũng có 2 dạng in kim và in nhiệt. Và tùy theo loại máy mà được trang bị tính năng khác nhau. Và chúng cũng có khả năng và tốc độ in khá là tương tự nhau.
Phân biệt máy in hóa đơn và máy in mã vạch - In nhiệt

1.2. Cấu tạo bên ngoài giống nhau

Nếu bạn nhìn vào những thiết bị để bàn thì bạn khó có thể phân biệt được máy in mã vạch và máy in hóa đơn. Chúng đều có kích cỡ nhỏ gọn và cân nặng khá tương đồng. Nên chỉ có thể nhìn kết quả in ra từ máy để nhận diện mà thôi. Nhưng kết quả cũng có thể làm bạn nhầm lẫn. Vì có một lý do khá đặc biệt mà mình sẽ để ở dưới phần các điểm phân biệt.
Phân biệt máy in hóa đơn và máy in mã vạch - cấu tạo bên ngoài
Cấu tạo nhìn không có gì khác biệt của 2 loại thiết bị
Bạn cũng dễ dàng thấy các cổng giao tiếp cũng không khác gì nhau ở thời điểm hiện tại. Chủ yếu vẫn là các cổng USB, RS-232, Ethernet và một số cổng khách với dòng cao cấp hơn.

1.3. Đều có thể in trên một số loại giấy thông dụng

Nếu bạn chú ý đến kết quả giấy được in ra thì bạn sẽ thấy in mã vạch và hóa đơn cũng không có điểm khác biệt. Đó là một số dòng máy sử dụng chung một loại media để in. Du là máy in mã TSC đến máy in hóa đơn Star Micronics cũng vậy. Sau thì thì máy in mã vạch được hỗ trợ nhiều loại giấy hơn và cũng phục vụ được nhiều môi trường làm việc hơn.

2. Các điểm thiết yếu phân biệt máy quét mã vạch và máy in hóa đơn

2.1. Máy in hóa đơn vẫn có thể in tem nhãn mã vạch

Trường hợp ngược lại thì không có nhé. Hiện tại có một số thiết bị máy in hóa đơn vận hành như một máy in tem nhãn mã vạch. Ví dụ điển hình là SNBC-R880NPII và Star Micronics SM-L300. Các dòng máy này bạn có thể tùy ý điều chỉnh hóa đơn hay tem nhãn. Và chúng cũng hỗ trợ rất nhiều công tác bán hàng như giảm thời gian check out, quảng cáo và cải thiện năng suất. Và bạn vẫn có thể chèn mã vạch trên một hóa đơn bình thường.

Phân biệt máy in hóa đơn và máy in mã vạch - máy in SM-L300

2.2. Máy in hóa đơn thường xuất giấy phía trên

Nếu bạn để ý nhanh qua thì các loại máy in hóa đơn đều xuất giấy lên phía trên không? Đó là cách để bạn phân biệt chúng đấy! Máy in mã vạch dù là để bàn, cầm tay hay công nghiệp điều xuất giấy ra mặt trước của thiết bị. Mục đích là để phục vụ cho nhu cầu in hàng loạt của máy in mã vạch. Còn máy in hóa đơn thì không in nhiều một lúc, nên có thể xuất lên trên. Ngoài ra người bán hàng dễ dàng rút giấy và đưa cho khách hàng hơn.

Phân biệt máy in hóa đơn và máy in mã vạch - Vị trí xuất giấy
Máy in hóa đơn xuất giấy ở vị trí khác

2.3. Máy in hóa đơn không có chế độ cắt toàn phần

Nếu bạn đọc bản thiết kế hay thông số thì một số loại máy in hóa đơn chế độ cắt (cutter) chỉ để là một nửa hoặc một phần (Partial) thôi. Trong khi máy in barcode hỗ trợ nhiều chức năng in khác nhau. Nên bạn cần in mã vạch số lượng lớn thì một máy in barcode công nghiệp sẽ hợp lý hơn rất nhiều. Bạn không cần tự tay ngắt giấy ra nữa.

2.4. Máy in barcode có nhiều chất lượng in hơn

Máy in mã vạch phục vụ chủ yếu cho việc in mã vạch và dán lên nhiều loại sản phẩm. Sản phẩm có thể lớn từ những thùng hàng đến nhỏ như linh kiện điện tử. Chính vì vậy mà các máy này có chế độ in chất lượng lên đến 300 và 600 dpi. Trong khi đó máy in hóa đơn chủ yếu dừng ở chất lượng 203 dpi cho tốc độ in nhanh giúp khách hàng check out nhanh hơn. Từ đó tăng năng suất làm việc của cửa hàng. Dưới đây là thông số của một máy in barcode TSC TTP-247 Series.

Model TTP-247 TTP-345 (phiên bản 300dpi của 247)
Độ phân giải khi in 8 dots/mm 12 dots/mm
Tốc độ in 7 inch/giây 5 inch/giây
Độ dài in tối đa 90 inch 40 inch

2.5. Tầm giấy in của máy in hóa đơn ngắn hơn

Một chi tiết nữa bạn có thể chú ý trong bảng cấu hình của thiết bị. Đa số các loại máy in hóa đơn hỗ trợ loại giấy có độ dài cuộn giấy (khi cuốn lại) tối đa là 80mm. Trong khi đó giấy máy in mã vạch lên đến 112mm. Giấy rộng cho khả năng tùy biến và in được nhiều mã vạch lên 1 tờ hơn. Sản phẩm có thể có 2 đến 3 mã vạch trên tem nhãn của nó.

ModelMáy in mã vạch TTP-247Máy in hóa đơn HSP7000
Độ dài cuộn in (Media Width)20 - 112 mm58 - 80mm

Đó là những điểm bạn có thể phân biệt giữa máy in hóa đơn và máy in mã vạch. Còn điểm nào mình bỏ sót không? Có thể comment phía dưới bài để mình tiếp thu và bổ sung. Nếu bạn cần tư vấn gì về 2 thiết bị trên có thể liên hệ Radiant Global theo số 0903 803 810 nhé!

Tham khảo:

Nhận xét


  1. Với file excel quản lý bán hàng onlinenày sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực, hiệu quả cho những doanh nghiệp có quy mô nhỏ, các hộ kinh doanh, bán lẻ và đặc biệt với những ai đang có ý định học Excel thì nên lưu giữ file quản lý bán hàng bằng Excel này lại.

    Xem thêm:>> phần mềm quản lý bán hàng bất động sản

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến