Hướng dẫn cài đặt máy quét mã vạch chi tiết

Công nghệ trong thời đại 4.0 càng khiến quy trình tự động hóa ngày càng cần thiết. Một trong những thiết bị đóng góp vào quy trình đó chính là máy mã vạch. Nó có mặt ở hầu hết các cửa hàng, siêu thị và cả kho nữa. Bài viết này sẽ hướng dẫn cài đặt máy quét mã vạch chi tiết. Quy trình cũng không hề quá phức tạp. Chỉ cần bạn chú ý đến một vài trường hợp khác nhau có thể xảy ra là ổn.

Hướng dẫn cài đặt máy quét mã vạch - Giới thiệu
Vậy một máy quét mã vạch thì cài như thế nào?
Nếu bạn chưa rõ một máy đọc/quét mã vạch là gì, có thể tham khảo trước khi đọc bài viết này.

Hướng dẫn cài đặt máy quét mã vạch và các trường hợp cần lưu ý

1. Cài đặt máy đọc mã vạch

Đa số các thiết bị mã vạch có cách thiết lập khá là đơn giản. Bạn chỉ cần cắm đầu USB nối với máy quét vào máy tính để bàn. Máy tính sẽ tự động cài đặt những phần mềm dùng để kích hoạt sử dụng thiết bị đó (Driver). Sau đó bạn có thể tiếp tục tùy chỉnh cho máy quét xuất mã ra ứng dụng phù hợp. Thường hứng dụng được xuất ra nhất là Excel, Access hay Microsoft Word.

Hướng dẫn cài đặt máy quét mã vạch - Cách làm
Thông thường bạn chỉ cần cắm USB hoặc USB Bluetooth vào máy tính
Có một số loại máy có driver phức tạp hơn, thì có thể bạn sẽ phải lấy từ website của sản phẩm đó. Có thể chúng còn không tương thích với các loại Windows cũ. Nên để chuẩn bị tốt nhất là bạn nên cài Windows hay bản mới nhất của hệ điều hành bạn đang có.

Một số driver cho đầu đọc mã vạch còn yêu cầu bạn khởi động lại máy. Nên nếu có thể thì bạn có thể khởi động lại luôn.

2. Một số trường hợp cần lưu ý khi cài đặt máy quét mã vạch

Ngoài những trường hợp ở trên, có một số tình huống nữa mà bạn có thể gặp. Chúng hầu hết phụ thuộc vào từng dòng máy quét mã vạch hay hãng máy sản xuất.

a. Máy quét Symbol

Đối với dòng Symbol này thì khi cài đặt máy sẽ không tự động thực hiện lệnh xuống dòng. Một số dòng máy trên thị trường đã có sẵn thiết lập này khi bạn cài đặt. Để sửa chữa việc này và tránh rối loạn dữ liệu cũng rất đơn giản. Ví dụ điển hình cho dòng máy cần thiết lập này là Symbol LS2208.

Hướng dẫn cài đặt máy quét mã vạch - Symbol

Trong bảng hướng dẫn sử dụng của máy quét Symbol, tìm phần “Thêm nút xuống dòng” (Add an Enter Key (Carriage Return/Line Feed). Rồi theo hướng dẫn để cài đặt. Vì một số loại máy của Symbol là khác nhau về cách cài đặt. Nên phần hướng dẫn cũng sẽ khác nhau.

b. Cài đặt chân đế của máy quét

Một số loại máy quét sẽ có đi kèm chân đế nếu như chế độ rảnh tay được hỗ trợ. Tuy nhiên những chân đế này chưa được cài đặt vào máy. Một số loại máy quét mã vạch như Datalogic thì không có chức năng này. Nhưng cũng đừng quá hoang mang. Những gì bạn cần làm là tìm mã vạch có trên chân đế. Sau khi quét mã vạch đó thì máy tính sẽ cài đặt nó.

Một số máy quét mã có chân đế
Còn trong trường hợp bạn không tìm được dòng mã vạch, liên hệ với nhà cung cấp máy quét cho bạn. Những công ty như Radiant Global Vietnam có hỗ trợ kĩ thuật sử dụng máy. Không nên quét những mã vạch tương tự. Vì chúng có thể kích hoạt nhũng chức năng khác mà bạn không quen sử dụng.

c. Các đầu đọc mã vạch cũ?

Nếu bạn đang ở mức chi phí thấp nên chỉ có thể trang bị những loại lâu đời? Những loại máy quét mã vạch cũ có cổng kết nói COM hoặc PS2? Bạn có thể dễ dàng mua cáp chuyển đổi sang USB với cả 2 loại cổng này.

Driver thì có thể mội số hệ điều hành mới sẽ không tìm ra và cài đặt tự động. Bạn hãy tìm ở các trang web chuyên cung cấp các driver cũ. Hoặc ban có thể sử dụng Universal Driver của Microsoft. Tuy nhiên sẽ có một vài máy không được hỗ trợ. Tốt nhất là hãy search model của dòng máy kèm theo Driver trên công cụ Google nhé.
Hướng dẫn cài đặt máy quét mã vạch cũ
Máy cũ khó có khả năng tương thích với các HDH hiện tại
Ngoài ra, bạn cũng cần cài đặt phần mềm giải mã và chuyển đổi tín hiệu từ COM. Bạn còn phải lập trình các chương trình đó để dễ dàng sử dụng. Nó không dễ và mất khá nhiều thời gian. Nên bạn có thể thuê người trợ giúp phần này. Tự mình làm có thể mắc đến một số lỗi thông dụng của máy.

d. Các máy quét mã vạch không dây

Điều đáng chú ý là các máy quét mã vạch không dây thường có vấn đề ở đầu USB Bluetooth. Thường các đầu USB này có Driver mà máy tính khó có thể nhận diện. Nếu trường hợp này xảy ra. Bạn có thể kiểm tra xem máy của bạn xài loại Driver nào cho USB Dongle. Và sau đó tìm loại Driver đó trên google. Sẽ có nhiều người có vấn đề giống bạn.

Hướng dẫn cài đặt máy quét mã vạch không dây

Ngoài ra bạn cũng có thể tham khảo nơi đã bán thiết bị cho mình. Bộ phận kỹ thuật và phần mềm sẽ giúp đỡ cho bạn.

e. Chú ý đến độ xa của máy quét

Đối với những máy có chế độ rảnh tay hay để bàn thì bạn nên chú ý đến chúng khi lắp đặt. Các chân đế khi thiết lập chế độ rảnh tay thì đã tính toán đến điều này. Chính vì vậy việc để cả cấu trúc thiết lập đó lên một đế cao hơn là không nên. Vì bạn có thể làm máy đọc không chính xác hoặc không đọc được.
Hướng dẫn cài đặt máy quét mã vạch - Tầm máy quét

Cài đặt một chiếc máy đọc mã vạch thật sự cũng không quá phức tạp phải không? Để nhận được một hiệu quả tốt nhất từ máy quét thì có những bước đệm cần phải thực hiện. Chúc bạn có thể hoàn toàn tối ưu hóa khả năng hoạt động thiết bị của mình. Nếu bạn chưa biết cách sử dụng máy quét mã vạch, thì có thể tham khảo trên blog này.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến