Nguyên nhân làm máy quét mã vạch bị lỗi

Bạn mới mua một máy quét mã vạch mới về để sử dụng. Bạn làm theo hướng dẫn đã đưa ra trong bảng kèm theo thiết bị. Bạn đã thiết lập và gắn thiết bị thành công. Bạn đưa máy vào một mã vạch bất kì để đọc. Tuy nhiên máy lại không đọc được, mà máy này còn mới mà? Hoặc máy tính không nhận ra thiết bị. Vậy có khả năng là máy đọc của bạn có lỗi gì đó. Bạn cần tìm ra xem lỗi đến từ đâu trước khi mang đến bảo hành? Vậy thông tin trong bài này có thể sẽ giúp ích cho bạn. Vậy tại sao máy quét mã vạch bị lỗi? Lỗi cũng không hẳn là đến từ chính thiết bị đâu.

Máy quét mã vạch bị lỗi - Giới thiệu
Thấy dấu hiệu này thi bạn nên làm như thế nào?

Nguyên nhân khiến máy quét mã vạch bị lỗi và cách kiểm tra

Như mình có nói ở phái trên, khi máy của bạn không quét được mã vạch thì có nhiều nguyên nhân. Và cũng có nhiều vấn đề không phải ở chính thiết bị. Mình đã tổng hợp một số nguyên nhân và phân thành 2 phần là chủ quan và khách quan.

I. Nguyên nhân chủ quan về máy quét

1. Máy quét của bạn bị lỗi không kết nối với máy tính

Điều này cũng xảy ra đối với cả 2 dòng máy quét có dây và không dây. Kể cả những loại cầm tay dùng trong quản lý nhà kho lớn. Điều này có thể xảy ra do USB của máy quét không được máy nhận ra. Thường các loại máy quét USB không có vấn đề về kết nối. Nhưng nếu gặp vấn đề này thì bạn cũng khoan nao núng đã.

Máy quét mã vạch bị lỗi - Không kết nối với máy tính
Lỗi ở những mấu nối này cũng có khả năng xảy ra
Điều đầu tiên bạn có thể thử là bạn rút dây USB của máy đọc mã vạch (hoặc USB bluetooth cho máy không dây) ra. Sau đó thử cắm lại vào 1 cổng USB khác. Vì có khả năng cổng khác vẫn nhận USB của máy. Và thường đa số các máy quét đều được kết nối bình thường khi đổi cổng. Nếu bạn thay đổi cổng mà vẫn chưa được, thì có thể thử cách sau.

1.1. Khi tất cả các cổng USB đều lỗi

Khi bạn gặp trường hợp này thì khoan hẵng rút USB hay Bluetooth ra. Mà bạn thử xóa cài đặt Driver của cổng USB đó trước. Có một driver dành chung cho tất cả các cổng USB. Bạn có thể thử các bước như sau:
  • B1: Chuột phải vào biểu tượng My Computer và di chuyển đến Manage.
  • B2: Chọn Devices.
  • B3: Ở mục bên phải, bạn tìm mục Human Interface Devices (HID). Đây là nơi thiết lập các USB cho bạn sử dụng (Chuột, bàn phím, máy đọc mã vạch, máy in, vv..).
  • B4: Chuột phải vào danh sách các USB có trong này và chọn “Uninstall this device”. Vì danh sách khá nhiều nên bạn hầu như không nhận ra cái nào chính xác. Nên đi từ trên xuống. Cho đến khi chuột bạn ngừng hoạt động là bạn biết đúng là nó.
Máy quét mã vạch bị lỗi - Không kết nối với máy tính
  • B5: Sau khi xong rồi, bạn chỉ cần rút USB của máy quét ra và cắm lại thử xem có hoạt động không. Nếu các thiết bị khác bình thường mà bạn vẫn không được thì có thể đến cửa hàng.

2. Máy quét mã vạch bị lỗi không xuất thông tin

Trường hợp này xảy ra với nhiều loại máy đọc rồi. Thực ra vấn đề này có khá nhiều nguyên nhân. Nhưng đây cũng không hẳn là do máy quét mã vạch bị lỗi. Có thể máy đang gặp một trong những vấn đề nhỏ như sau:

2.1. Máy chưa được đặt đúng giao diện

Các máy quét mã vạch hiện nay có thể kết nối nhiều cổng giao tiếp (Interface) khác nhau. Chính vì vậy mà có khả năng bạn đang dùng cổng này nhưng giao thức kết nỗi của máy ở dạng khác. Nếu chưa đúng bạn có thể nhờ cửa hàng lập trình lại giao diện cho máy.

2.2. Đầu cáp kết nối hoặc đầu tiếp xúc có vấn đề

Máy vẫn nhận thông tin nhưng không hiển thị có thể là do nguyên nhân này. Bạn kiểm tra xem dây có đoạn nào bất thường hay bị mềm hay không. Nếu có có thể dây bị gãy hoặc đứt. Đầu tiếp xúc cũng nên xem lại. Có khả năng bám bụi hoặc gãy đầu pin.
Máy quét mã vạch bị lỗi - Lỗi đầu tiếp xúc
Đầu pin của dây PS2 cũng nên được kiểm tra
Việc kiểm tra này là nên chú ý khi bạn dùng đầu PS2. Một pin nhỏ bị gãy cùng làm máy không thể kết nối được.

3. Lỗi máy không đọc được mã 93

Code 93 là một loại mã 1D rất thông dụng trong nhiều ngành nghề. Tuy nhiên loại mã này có một cuộc sống khá vất vả. Vì có khá nhiều các loại máy quét mã vạch bị lỗi và không đọc được mã này. Lý do duy nhất chính là máy đã bị khóa và không nhận mã 93. Cách sửa điều này khá đơn giản. Bạn có thể tham khảo tờ hướng dẫn để mở. Nếu không có bạn có thể khôi phục lại cài đặt mặc định khi xuất xưởng của máy.
Máy quét mã vạch bị lỗi - Lỗi không đọc mã 93

4. Máy khởi động tốt nhưng không đọc được mã

Máy bạn kết nối với máy tính tốt và khởi động bình thường. Mã đưa vào và cách cài đặt rất chuẩn nhưng máy cũng không đọc được? Vậy có khả năng là vấn đề nằm ở đầu đọc chỗ ống kính. Bụi có thể làm ảnh hưởng đến khả năng đọc mã của máy quét. Làm sạch ống kính máy với vải mềm ẩm với một ít nước hoặc chất tẩy rửa nhẹ.
Máy quét mã vạch bị lỗi - Lỗi bám bụi

Trong trường hợp ống kính bị trầy xước nặng thì bạn nên đem máy đi sửa chữa. Khả năng tốt hơn là bạn nên thay hẳn để được sử dụng lâu dài và dễ bảo quản.

II. Nguyên nhân khách quan

1. Vấn đề về nguồn với máy quét mã vạch

Một số vấn đề liên quan đến máy quét mã vạch nảy sinh lỗi cũng có thể là do nguồn. Một số trường hợp máy đọc đột tử có vấn đề liên quan đến nguồn. Khi bạn kiểm tra dây và đầu kết nối vẫn tốt, nhưng máy vẫn chết đơ không?

Máy quét mã vạch bị lỗi - Lỗi không có nguồn
Đầu đọc mã vạch không có nguồn điện (thường là 5V DC) sẽ không có đèn đỏ. Từ đó mà máy sẽ không hoạt động được. Điều này càng đúng hơn với các thiết bị sử dụng cổng RS-232.

2. Mã vạch cũng có vấn đề?

Đúng vậy, bạn có thể không ngờ là mã vạch cũng có thể dẫn đến chuyện này. Nhiều đơn vị sử dụng thiết bị nhưng không đọc được mã, liền bảo rẳng máy quét mã vạch bị lỗi. Nhưng có những vấn đề về mã vạch mà đến cả máy 2D cũng có thể không xử lý được.

2.1. Độ tương phản quá thấp

Ở trong bài nói về định nghĩa máy quét, mình có nói về thông tin độ tương phản. Máy quét thường sẽ cung cấp độ tương phản thấp nhất mà máy có thể xử lý. Nhưng thông thường nhất sẽ là 25%. Nếu máy quét không thể phân biệt được phần sáng và tối của mã vạch thì sẽ không có kết quả trả về.
Máy quét mã vạch bị lỗi - Mã vạch độ tương phản thấp
Mã vạch khó phân biệt này làm máy không đọc được
Bạn có thể cải thiện nó bằng cách trang bị một máy in mã vạch có chất lượng in tốt hơn. Từ đó mà cải thiện chất lượng mã vạch của bạn.

2.2. Vi phạm vùng an toàn của mã

Mỗi máy quét cũng có quy định vùng an toàn (Quiet Zone) mà máy quét có thể quét được. Thông thường vùng an toàn có tiêu chuẩn nhất định như sau:
  • Mã 1D thì vùng an toàn ít nhất 10 lần so với độ rộng của thanh mã hẹp nhất trong đoạn mã vạch.
  • Mã 2D thì động rộng là 1/10 độ dài hay rộng của mã, lấy độ dài nào nhỏ hơn.
Máy quét mã vạch bị lỗi - Vi phạm vùng an toàn
Vùng an toàn cũng có độ lớn nhất định
Nếu mã vạch có Quiet Zone quá bé, thì máy quét cũng không trả về kết quả. Từ đó dẫn đến việc cho rằng máy quét mã vạch bị lỗi. Cách giải quyết là bạn lấy một mã vạch chất lượng tốt hơn và thử.

2.3. Đặt sai hướng quét của máy quét mã

Đặt mã vạch quá góc nghiêng hay sai bị trí cũng làm máy không thể nhận diện được. Nếu mã vạch nghiêng lên, xuống, trái, phải thì sẽ có góc độ mà mã bị che hoàn toàn. Làm máy không thể đọc được.

Cũng vậy, nếu bạn đặt máy quét so với mã và góc nghiêng quá lớn cũng khiến máy không nhận diện mã. Đặt quá xa cũng không thể đọc mã luôn (đặc biệt xảy ra với các máy CCD). Một số máy quét 1D còn không thể đọc nếu mã vạch bị xoay chéo. Máy 2D thì không bị vấn đề xoay này. Nhưng góc độ thì vẫn luôn là vấn đề vì góc càng lệch thì độ phản xạ ánh sáng càng thấp.

2.4. Bề mặt của mã vạch

Máy mã vạch có khả năng lỗi và không đọc được mã nếu bề mặt mà mã nằm trên không tốt. Bề mặt không bằng phẳng dẫn đến việc in mã vạch không đều. Mã vạch sai thì máy quét cũng sẽ cho kết quả sai hoặc không đọc được. Trường hợp này không phải do máy đọc mã có vấn đề. Mà nó là do bề mặt làm máy nhận sai khoảng cách hay độ rộng của thanh mã.
Máy quét mã vạch bị lỗi - Bề mặt mã vạch
Một số máy CCD cũng không có khả năng đọc trên bề mặt xấu hay cong. Nên đừng vội kết luật là máy bị lỗi nhé.

2.5. Mã bị hư hại

Mã bị hư hại cũng dẫn đến tường hợp mà máy bạn không thể đọc được. Mã bị mờ hay hư quá nửa hầu như không thể đọc ra. Máy đọc mã vạch hiện đại nhất cũng chỉ đọc được mã hư hại hay mờ đến 60%. Và máy đọc đó đều có công nghệ 2D Imager. Những máy vạch 1D hầu như sẽ bó tay trước những mã vạch hư hỏng.
Máy quét mã vạch bị lỗi - Mã vạch bị hư hại
Bạn có nghĩ rằng máy quét sẽ đọc được mã này không?
Trên các bản thông tin của máy quét cũng không có đề cập đến thông tin mã hư hỏng này. Chính vì vậy mà nhiều người không quét được đã nghĩ rằng máy quét mã vạch đã bị lỗi.

Đó chính là những nguuyên nhân và lỗi gặp thường thấy của may quet ma vach. Đây là những lỗi chủ yếu nghiêng về khả năng kết nối và phần mềm. Còn lại là bạn có thể vệ sinh nhẹ và không tháo máy ra. Có những lỗi nặng hơn thì bạn nên đi đến cửa hàng để kiểm tra. Đừng tự ý tháo máy vì sẽ hư bảo hành đấy! Hy vọng bài bày sẽ có ích đối với những bạn cần xử lý tại chỗ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến