Bạn cần chú ý thông số nào của máy quét mã vạch?

Các thiết bị đọc mã vạch cầm tay đang là mối quan tâm hàng đầu của nhiều doanh nghiệp. Nó thịnh hành đến mức mà ngay thời điểm bài này được viết thì có 3 đến 4 sản phẩm mới. Nhưng đó không phải là điều mà bài này tập trung vào. Một máy đọc mã vạch có thể mang lại được cho bạn nhiều chức năng và lợi ích. Nhưng bạn cũng không thể nào mua một máy quét mã vạch Denso hay Zebra tiêu tốn hàng chục triệu đồng chỉ để quét mã 1D. Nên để chọn ra một máy đọc phù hợp, thì thông số kỹ thuật sẽ là cái giúp bạn không ít. Vậy có những thông số nào của máy quét mã vạch bạn nên chú ý? Đọc qua bài viết này để có thêm thông tin nhé.

thông số máy quét mã vạch - giới thiệu

1. Khả năng giải mã vạch hiện hành

Bạn sẽ thấy đa số các bảng thông số có đề cập đến khả năng giải mã (decoding capacity). Và trong mục này sẽ hiển thị khá nhiều thông số cho bạn sử dụng. Nếu máy chỉ đọc được mã vạch 1D thì sẽ chỉ có các mã vạch 1D mà máy có thể giải. Nếu 2D thì có bao gồm cả 2 loại mã vạch 1D và 2D. Các loại mã vạch khác như Digimarc hay DPM (nếu có) cũng sẽ được liệt kê. Các loại mã vạch đặc biệt hay 2D cũng có thể được liệt kê độ phân giải tối thiểu.

thông số máy quét mã vạch - khả năng đọc mã vạch nào?

Mục đích bạn xem mục này là để xem máy có khả năng đọc mã vạch mà bạn yêu cầu hay không. Đặc biệt với những doanh nghiệp trong môi trường công nghiệp, thì việc này bạn nên chú ý nhiều hơn cả.

2. Các cổng giao tiếp mà máy quét hỗ trợ (Interface)

Hầu hết các loại máy quét mã vạch hiện tại hỗ trợ khá nhiều công giao tiếp khác nhau. Nên nếu bạn muốn có một máy quét dùg cổng giao tiếp nào, thì xem thiết bị đó có hỗ trợ cổng bạn mong muốn hay không. Đa phần các doanh nghiệp hiện tại lưu tâm cổng USB, RS-232 và Keyboard Wedge. Nhưng bạn nên đọc kỹ thông số này.

Thông số máy quét mã vạch - cổng giao tiếp

3. Khả năng chống chịu ngoại lực từ môi trường (Environmental)

Dĩ nhiên khi bạn nhìn về một máy quét thì bạn cũng muốn kiểm chứng xem máy mình có bền bỉ hay không. Và bạn không thể nào cầm máy mà thả lung tung được. Chính vì vậy mà thông số về inronmental là điểm mà bạn nên đọc tiếp theo. Thường thông số này sẽ hiển thị các điểm nhỏ như khả năng chống bụi, nước, va đập rơi rớt. Nếu bạn nằm trong môi trường khắc nghiệt thì các chỉ số này bạn sẽ cần chúng cao nhất có thể. Tuy theo máy mà va đập lên đến 2.4 m tối đa (thứ dễ thấy ở trong các máy đọc mã vạch Zebra công nghiệp), khả năng chống bụi nước lên đến IP67.

Thông số máy quét mã vạch - môi trường hoạt động

Ngược lại thì bạn cần tiết kiệm, thì các thông số này bạn sẽ cần nhỏ nhất có thể, nhưng vẫn chịu được điều kiện nơi bạn làm việc. Vì công nghệ build hiện đại sẽ đi chung với giá tiền, nên bạn cần đọc các thông số kỹ càng trước khi mua máy.

4. Những tín hiệu báo hiệu khi đọc (User Indicators)

Khi bạn dùng máy để đọc mã, thì việc máy báo cho bạn biết công tác nào đang diễn ra hay hoàn thành là rất quan trọng. Nếu không có chúng thì sẽ không thể nào biết được tiến độ của mình. Bạn sẽ dành nhiều thời gian scan một sản phẩm mà không biết máy đã nhận chưa. Nên những tín hiệu chỉ hướng của máy đọc là vô cùng quan trọng. Bạn nên xem kỹ về thông số đèn, tiếng kêu và các cách thức chỉ điểm khác mà máy check mã vạch hỗ trợ.

Thông số máy quét mã vạch - indicators

Bạn sẽ cần đến các tín hiệu chỉ hướng này khi hoạt động trong môi trường cần yên tĩnh, hay là những nơi quá ồn ào. Khi nào tiếng píp là thứ không được sử dụng, thì những đèn báo sẽ là cứu tinh của bạn. Đây là công nghệ mà các máy đọc mã vạch Datalogic hay Microscan trang bị cho máy đọc của mình.

5. Thông số về ngoại hình vật lý (Appreance)

Ở thông số này bạn sẽ nhìn vào kích thước của máy (Dimension). Điều này hữu ích với nhưng doanh nghiệp tìm máy đọc mã vạch âm bàn hay để bàn. Vì không gian tại quầy mà bạn làm việc sẽ rất quan trọng. Nên bạn cần đọc để xem máy có qua lớn so với không gian mà bạn dành cho máy hay không. Các máy âm bàn ví dụ như Datalogic Magellan 9300i là khá lớn nên bạn cần đọc xem máy nào bạn có thể cho vào không gian đó của bạn.

Thông số máy quét mã vạch - vật lý

Chưa dừng lại ở đó, cân nặng cũng là điều mà bạn cần lưu tâm. Vì nó là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của bạn với máy quét. Máy quá nặng cũng làm bạn khó thao tác. Nên bạn ít nhiều cũng nên nhìn qua thông số này.

6. Một số thông số ngoài lề khác

Ngoài các yếu tố trên thì bạn có thể xem qua các chỉ số dưới đây để có thể hiểu thêm về máy:

  • Pitch/Skew/Roll Tolerance: Đây là khả năng đọc của máy nếu mã vạch có bị xoay, lệch hay không nằm vuông góc với góc chiếu.
  • Minimum Scan Range/Nominal Read Range: Tầm quét tốt thiểu mà máy bạn đọc được mã vạch.
  • Graphics Format Support: Những loại file mà máy có thể hỗ trợ để chuyển thành khi đưa vào máy tính.
Thông số máy quét mã vạch - thông số khác

Đó là các thông số mà bạn nên chú ý khi muốn mua máy quét mã vạch Microscan, AIDA hay bất kì hãng nào. Với một chút kiến thức về máy đọc, thì bạn có thể đọc thông số và từ đó đưa ra thiết bị scan phù hợp nhất với doanh nghiệp của mình. Bạn có thể tham khảo thêm các thuật ngữ tiếng anh về máy quét tại LINK NÀY.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến