Tại sao máy quét mã vạch 2D lại đọc được mã 1D?

Chắc bạn cũng đã nghe về các loại máy quét mã vạch 2D và 1D rồi. Chúng được sản xuất ra để sử dụng cho nhiều mục địch khác nhau. Vậy bạn đã bao giờ thắc mắc lý do mà mã 1D có thể được đọc bởi máy quét 2D không? Và công nghệ nào giúp các máy đọc mã vạch 2D làm được điều đó? Và điều ngược lại có thể xảy ra hay không? Mình sẽ trả lời chi tiết cho bạn qua bài đọc này.
Máy quét mã vạch 2D đọc mã vạch 1D
Tại sao máy quét 2d đọc được mã 1d dễ dàng như vậy?

Chi tiết về cấu tạo máy quét mã vạch 2D và 1D

Trước khi đi vào lý do tại sao thì mình sẽ nhắc lại về 2 dòng máy này và cả 2 loại mã vạch. Từ đó sẽ đi dần vào tính chất của chúng.

1. Mã vạch 1D và 2D khác nhau thế nào?

Nếu nói về 2 loại mã vạch này, thì bạn có thể hiểu nhanh chóng về chúng như sau. Mình sẽ không đi chi tiết về chúng để tránh dài dòng.
  • Mã vạch 1D là loại mã vạch được cấu tạo từ những đường gạch dọc. Và xen kẽ chúng là những khoảng trắng. Tùy theo loại mã mà chúng sẽ có quy ước mã khóa khác nhau. Thường một mã vạch 1D lưu trữ tối đa 15 kí tự. Càng nhiều kí tự mã vạch sẽ càng dài ra.
  • Mã vạch 2D là mã vạch mã hóa theo nhiều kiểu hình. Một mã vạch 2D có thể chứa mẫu hình (pattern), hình (shapes) và điểm (dots). Các pattern sắp xếp thông tin này sẽ được nhận diện không chỉ theo một chiều mà là đa chiều. Khi quét mã này, máy quét phải nhận ra pattern lưu trữ, từ đó giải mã các hình và điểm để ra thông tin cho người sử dụng. Khác với mã 1D, một mã vạch 2D có thể lưu trữ đến hơn 2000 kí tự.
Máy quét mã vạch 2d và 1D
2 loại mã khác nhau về sự mã hóa

Chính vì cấu tạo riêng của từng loại mã mà mới có những thiết bị mã vạch dưới đây.

2. Cấu trúc máy quét mã vạch 1D và 2D

Nói một cách đơn giản và dễ hiểu, thì bạn có thể tóm tắt 2 loại máy này như sau:
  • Máy quét mã vạch 1D: Có tên gọi khác là linear imager là những loại máy đọc nhận diện mã theo đường thẳng. Thường đường thẳng ở đây là đường ngang qua. Có những công nghệ đi sát với máy đọc tuyến tính như laser và CCD. Và chúng là loại máy quét thông dụng với con người hơn một thế kỉ rồi. Thường đường ngang này sẽ phải đi hết mã vạch mới đọc được mã. Một số máy quét 1D điển hình là Symbol LS2208, Quickscan QW2100, Voyager 1250G hay Wasp WLR8950.
Máy quét mã vạch 2d và 1D
Wasp 8950
  • Máy quét mã vạch 2D (Two-Dimensional Scanners): là công nghệ ra sau linear 5 năm. Tên khác là Omnidirectional Imager, nó mang đến một giải pháp mới hơn. Máy có thể đọc mã vạch theo đa hướng khác nhau. Các đường ngang dọc kết hợp với nhau tạo thành một vùng quét. Các mã như QR, PDF417 hay Aztec thường cần đến các máy này. Các loại máy 2D thông dụng bao gồm: Motorola DS9208, Voyager 1450g, Gryphon 4400 Series.
Máy quét mã vạch 2d DS9208
Máy đọc mã vạch 2D Symbol Motorola DS9208

3. Tại sao máy quét mã vạch 2D có thể đọc 1D barcode?

Như đã nói ở trên, các máy mã vạch 1D là cấu tạo quét đường ngang. Trong khi đó máy quét mã vạch 2D có cả đường ngang và dọc. Nên đường ngang có thể dễ dàng quét mã 1D và giải mã chúng. Chính vì lý do này mà máy quét 2D có thể dễ dàng đọc mã 1D. Vì ưu điểm này mà nhiều doanh nghiệp ưa chuộng máy 2D hơn 1D.

4. Vậy trường hợp ngược lại có được hay không?

Vậy dùng máy quét mã 1D để quét mã vạch 2D thì có được không? Câu trả lời là không. Vì cấu tạo của mã 2D vô cùng phức tạp. Và chúng đòi hỏi phải có một máy đọc có thể đọc ít nhất cả đường ngang và dọc. Điều này máy đọc mã vạch 1D không thể đáp ứng được. Máy đọc mã vạch 1D được cấu tạo chỉ để nhận ra thanh mã và khoảng trắng mà thôi.
Máy quét mã vạch 1d không quét được 2d

Tuy nhiên máy quét 1D vẫn có những ưu điểm khiến chúng trụ lại đến bây giờ. Và cũng tùy trường hợp mà bạn lựa chọn máy quét 1D hay 2D cho phù hợp.

Giờ thì bạn đã hiểu tại sao máy quét mã vạch 2D lại quét được mã 1D chưa? Mong rằng bài này sẽ giúp bạn hình thành một bức tranh rõ nét hơn trong việc chọn máy quét mã vạch cho mình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến