Máy in mã vạch zebra zt410 – Trải nghiệm nho nhỏ

Trong một số loại máy quét mã vạch công nghiệp chủ đạo, có một loại được khá nhiều doanh nghiệp chú ý. Đó chính là máy in mã vạch zebra zt410. Mình cũng tò mò xem nó có những đặc điểm gì mà được nhiều sự chú ý. Nên đã thử lấy cho mình một chiếc máy in này về trải nghiệm một chút. Những so sánh, thông tin hay đánh giá sẽ được mình ghi lại một cách tốt nhất có thể. Bạn có thể tham khảo để cân nhắc nó vào danh sách các loại máy in dành cho việc kinh doanh của mình.
máy in mã vạch zebra zt410 - giới thiệu
Chiếc máy này sẽ mang lại những gì cho doanh nghiệp?

Đánh giá chi tiết máy in mã vạch zebra zt410

1. Hình dáng cấu tạo bên ngoài của Zt410

Máy có thiết kế khá là trang nhã với một máy in công nghiệp. Với thân bên hông bằng kim loại và trước sau bằng vỏ nhựa. Bên hông kim loại cho tản nhiệt ra ngoài tốt hơn nhựa đằng trước. Nên máy sẽ không nóng khi hoạt động liên tục. Bên hông là kính tối màu nhưng vẫn cho bạn khả năng nhìn rõ ở bên trong. Bạn có thể dễ dàng thấy ruy băng mực và giấy in nhiệt.

Mình thử gõ và thân bên hông và thấy có tiếng như gõ thùng máy tính. Nên nguyên liệu kim loại bên hông có thể là thép tương tự như thùng máy tính.
máy in mã vạch zebra zt410 - cấu tạo vỏ

Nguyên máy có hình hộp vuông rất thường thấy ở các dạng máy in công nghiệp. Máy có khả năng chống va đập trung bình. Nhưng bạn không muốn để chiếc máy này rớt khỏi bàn của mình đâu.

2. Test thử chất lượng in của máy in mã vạch Zebra zt410

Mình test thử bằng cách in mã vạch bất kì ra giấy. Độ rộng tối đa máy có thể in là 4,09 inch (Khoảng 10,4 cm). Chiều dài lớn nhất vào khoảng 157 inch (398 cm). Mình in thử thì có sai lệch vào khoảng 1%, tuy nhiên không đáng kể. Độ sai lệch sẽ nhỏ dần theo chiều dài và chiều rộng. Bạn cũng không in mã vạch nào dài gần 4m và rộng 10cm phải không?

Chất lượng in khá rõ với một máy 203 dpi. Mình chỉ lấy phiên bản 203 dpi này, có các phiên bản 300 và 600 dpi nữa. Hai phiên bản sau này có chất lượng in và tương phản tốt hơn. Tuy nhiên sẽ bị giới hạn chiều dài của mã vạch. Mình sẽ nói về vấn đề lựa chọn 203, 300 hay 600 dpi cho máy in vào một bài khác.
máy in mã vạch zebra zt410 - test in mã vạch
Mình thử một loại mã random online
Lúc sử dụng mình in ở cả 2 chế độ là in nhiệt trực tiếp lên nhãn. Thứ 2 là in chuyển tiếp qua ruy băng mực. Kết quả đầu ra của 2 mã vạch là tương tự nhau. Nếu bạn nhìn qua khó có thể phân biệt được.

Máy cho kết quả in tương tự với một số máy in hãng khác như TSC TTP-2410MT. Chúng đều cho mã vạch có khả năng đọc rõ ở 203 và máy quét vẫn có thể quét được.

3. Kiểm tra tốc độ in của máy in mã vạch Zebra Zt410

Nói về tốc độ in thì ZT410 có tốc độ 14 inch/giây. Mình in thử cùng một mã vạch vẫn co sai lệch vào khoảng 5 – 10 mili sec. Tuy nhiên điều này là dễ hiểu vì đa số các loại máy in mã vạch đều có sai số này. Tốc độ in của Zt410 là tiêu chuẩn so với các loại máy in công nghiệp 203 dpi. Mình test máy ở 2 chế độ như sau:
máy in mã vạch zebra zt410 - test tốc độ in
  • Mở lên in một lần: Tốc độ in chính xác 14 inch/giây.
  • Sử dụng in liên tục: Tốc độ có chênh rất nhỏ, vào khoảng 13,2 – 13,9 inch/giây.
Kết quả trên có phần ổn định hơn so với các loại máy in thông thường khác. Xê dịch có phần nhiều hơn một chút so với TTP-2410 (13,5 – 13,9 inch). Nhưng hầu như thời gian để bạn in một lượng lớn mã vạch đều được bảo toàn.

4. Test chế độ khác nhau của máy in zt410

Máy còn có nhiều chế độ khác nhau cho việc media handling (xử lý giấy in). Nên mình cũng xem qua khả năng này của máy. Khả năng này đòi hỏi phải tháo thùng máy ra để kiểm tra. Có 3 chế độ và cũng cho mình về kết quả như sau:
máy in mã vạch zebra zt410 - test chức năng khác
Cài ruy băng cho chế độ rewind
  • Rewind: Tốc dộ trở giấy khá tốt và không bị kẹt giấy. Khi sử dụng bạn chỉ cần cho lõi giấy 3 inch vào, luồn giấy qua khe cảm ứng và dán đầu giấy vào lõi rỗng.
  • Peel: Mình cũng thử cả 2 chế độ passive-peel và full-role. Máy vận hành trơn tru. Đến lúc thu hồi giấy, bạn chỉ cần xe đi nếu là passive-peel và bỏ cả cuộn đi nếu là full-role.
  • Cutter: Mặt cắt khá trơn tru, sau khi điều chỉnh thì cắt tự động khá ổn định và dễ dàng. Đầu cắt rất ngọt dù qua nhiều lần cắt.

5. Khả năng kết nối với máy tính của Zt410

Nếu không thể kết nối với máy tính thì một chiếc máy in cũng khá là khó sử dụng. Trong trường hợp máy in mã vạch Zebra zt410 này thì không có plug and play. Mình tải driver của máy từ trang chủ của Zebra về. Sau đó cài đặt và cắm máy vào máy tính. Đằng sau máy có các cổng nguồn và cổng data như một thùng máy tính vậy.
máy in mã vạch zebra zt410 - kết nối máy tính
Nhiều cổng giao tiếp phía sau máy
Máy vận hành khá tốt và nhận thông tin từ máy tính ổn định. Mình thử một số phần mềm mã vạch như BarTender hoặc H-2357 Label Barcode. Máy vẫn nhận thông tin và cho kết quả in rất bình thường. Nên bạn có thể dễ dàng sử dụng phần mềm bên thứ 3 để tích hợp. Miễn là nó có thể tương thích với các loại máy in mã vạch này.

6. Lời kết về máy in mã vạch zebra zt410

Đây là một loại máy dễ sử dụng và có tầm giá ngang với các máy 203 dpi hiện tại. Chức năng in trực tiếp và chuyển tiếp đều được đính kèm. Bạn không cần phải tốn tiền mua 2 loại máy in nữa. Các sức năng thu hồi, cắt cũng nhanh chóng. Tốc độ in tiêu chuẩn so với các loại máy in cùng phân khúc. Nó là một trong những máy thông dụng mà bạn có thể sử dụng.
máy in mã vạch zebra zt410 - lời kết

Bạn có thể liên hệ đến mình với số 0903 803 810 để hỏi thêm về máy. Hoặc tham khảo các loại máy in mã vạch khác trên blog của mình.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến