Tại sao một sản phẩm máy quét mã vạch có nhiều phiên bản khác nhau?

Bạn có lẽ đã không lạ lẫm gì với câu hỏi máy quét mã vạch là gì. Và một số sản phẩm hay hãng cũng đã quá quen thuộc với bạn cũng như nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu nhắc đến từng sản phẩm với một cửa hàng phân phối? Thì bạn sẽ nhận được khá nhiều câu hỏi từ họ như "USB hay COM", hay "Bạn cần loại đế nào". Vì sao lại có những câu hỏi như vậy? Và có nhiều phiên bản khác nhau cho một máy quét mã vạch để làm gì?

Những phiên bản khác nhau của cùng một máy quét mã vạch

1. Hỗ trợ cho nhiều mục đích sử dụng

Với một thiết bị luôn có nhiều phiên bản khác nhau cho nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Và môi trường sử dụng thường là yếu tố quyết định đến cấu tạo và loại hình được các hãng sản xuất tung ra thị trường. Dựa theo chúng mà có một số phiên bản được phân ra như sau:

a. Máy đọc mã vạch không dây hay có dây

Nếu bạn chỉ sử dụng tại quầy bán hàng không di chuyển nhiều? Thì những thiết bị có dây sẽ phù hợp hơn. Datalogic là một ví dụ cho điều này. Ví dụ bạn mua máy Powerscan 9500 cho công nghiệp thì cũng có 3 loại chính như sau:
Phiên bản máy quét mã vạch - PD9500
  • PD9500 cho phiên bản có dây
  • PBT9500 là không dây sử dụng bluetooth
  • PM9500 là máy đọc mã vạch không dây sử dụng sóng băng tần. Máy cho kết nối với nhiều thiết bị và tầm giao tiếp cũng khá xa.
3 thiết bị này căn bản về cấu hình và khả năng scan mã vạch là như nhau. Chỉ khác duy nhất khả năng tùy biến và duy chuyển của bạn. PD sẽ dành cho một phiên bản cố định như lễ tân hay quầy bán hàng. Trong khi PBT hay PM cho quản lý kho hay cửa hàng có quy mô lớn hơn rất nhiều.

b. Cổng giao tiếp khác nhau

Nếu bạn mua một sản phẩm thì trong bảng cấu hình sẽ có nhiều cổng giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên đó không phải là một thiết bị sẽ có đa cổng như vậy. Mà nó là cùng một sản phẩm với các phiên bản cổng giao tiếp khác nhau. Denso là một ví dụ khá điển hình. Khi bạn mua máy quét mã vạch Denso AT30Q, thì sẽ có 2 phiên bản chủ lực:

Phiên bản máy quét mã vạch - Denso AT30Q
  • AT30Q-SM(U): Là phiên bản sử dụng cổng giao tiếp USB
  • AT30Q-SM(R): Là thiết bị sử dụng cổng RS-232
Datalogic cũng phân khá rõ một số kí hiệu hay mã khác nhau cho từng cổng giao tiếp. Điển hình như dòng quickscan có những mã như sau:
  • BK2170 là cổng giao tiếp RS-232
  • BK2120 cho cổng USB

c. Các loại chân đế đi kèm theo máy

Đúng như vậy, các loại chân đế đi kèm theo máy cũng sẽ có mã số không giống nhau. Nếu bạn chỉ cần đế để rảnh tay thì đế cổ ngỗng phù hợp hơn. Ngược lại thì đế đổ sập thành mệ bồng con cho thiết bị khi bạn không sử dụng. Đế thông minh có cả tác dụng sạc và tích hợp batch mode. Datalogic tính toán điều này nên có những mã khác như:
Phiên bản máy quét mã vạch - Datalogic Quickscan Lite QW2100
  • QW20 cho đế đổ sập
  • QWB20 cho đế cổ ngỗng cao
  • AutoFLEX là đế thông minh

d. Loại mã vạch mà máy quét mã vạch có thể đọc

Điều này bạn có thể tham khảo một sản phẩm của Honeywell là Voyager 1400g. Đây là thiết bị có 3 phiên bản khác nhau cho từng nhu cầu hay mã vạch mà doanh nghiệp bạn sử dụng. Cụ thể dưới đây là:
Phiên bản máy quét mã vạch - Honeywell Voyager 1400g
  • 1400g1D cho mã vạch 1D
  • 1400gPDF cho mã vạch 1D và mã PDF417
  • 1400g2D cho mã vạch 2D, 1D và cả các mã chồng như PDF417

e. Môi trường mà thiết bị được sử dụng

Một số thiết bị cùng dòng nhưng sẽ có 2 phiên bản cho 2 môi trường làm việc khác nhau. Trường hợp này có vẻ ít hơn so với các hãng khác. Nhưng ở Datalogic và Honeywell bạn sẽ có 2 sản phẩm cùng một dòng nhưng cho 2 mục đích khác nhau. Như dòng Datalogic Powerscan 9500 cho loại cho cả bán lẻ và công nghiệp. Trong khi đó Xenon Extreme Performance của Honeywell có bản H cho y tế và bản G cho các tác vụ chung. Bạn nên chú ý điểm này khi mua các sản phẩm nhé.

Phiên bản máy quét mã vạch - PD9500

2. Hỗ trợ về giá tiền cho khách hàng

Mỗi sản phẩm khi bạn mua phiên bản khác nhau sẽ có giá thành khác nhau. Ví dụ như giá thành máy có dây sẽ rẻ hơn không dây. Máy có đế cổ ngỗng sẽ không đắt bằng máy có đế thông minh. Tiếp tục với những máy đọc mã vạch 2D sẽ cao giá hơn mã vạch 1D. Phiên bản cho công nghiệp sẽ không rẻ bằng các thiết bị scan mã vạch bán lẻ.

Nếu bạn chỉ làm việc trong không gian mà không cần đi xa, thì một chiếc máy có dây sẽ phù hợp. Kho rộng lớn sẽ cần máy không dây. Cửa hàng tiện lợi hay bán lẻ quy mô nhỏ chỉ cần máy 1D. Và ngược lại siêu thị lớn hay giám sát chất lượng thì cần đến máy đọc 2D.

Đó là lý do tại sao sản phẩm máy quét có nhiều phiên bản như vậy. Bạn sẽ có nhiều thiết bị lựa chọn và sát sao nhất với nhu cầu mà doanh nghiệp của bạn muốn sử dụng. Một chiếc máy phù hợp sẽ tiết kiệm chi phí và làm tăng năng suất cũng như doanh thu. Hi vọng bài này sẽ cho bạn một phần bức tranh về các loại máy scan mã vạch. Bạn cũng đừng ngần ngại hỏi các cửa hàng để tư vấn thêm nếu bạn không rõ về sản phẩm mình muốn tiêu thụ.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến