Máy quét mã vạch là gì? Bạn cần biết gì về Barcode Scanner?

Lần trước không nói không rằng vội vàng đã đi vào top 10 các máy mã vạch rồi. Lần này sẽ cho bạn một cái nhìn toàn diện hơn về một trong những thiết bị mã vạch. Nhiều người có thể biết về một barcode scanner, nhưng để hiểu rõ về nó thì cũng không phải dễ dàng. Và để giải đáp từ A đến Z cho các bạn và các doanh nghiệp, bài này sẽ đi chi tiết về nó. Máy quét mã vạch là gì? Và một chiếc máy sẽ cho bạn biết những gì?
Máy quét mã vạch - Định nghĩa
Cùng tìm hiểu về máy quét một chút nhé

Định nghĩa máy quét mã vạch, công dụng, phân loại và các thông tin

Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ càng về vấn đề máy đọc mã vạch này thì có thể bạn sẽ đọc hết bài. Bài này sẽ khá là dài nên bạn hãy chuẩn bị tinh thần nhé!

1. Máy quét mã vạch là máy gì?

Với một tên gọi khác là máy đọc mã vạch, máy này có chức năng đọc thông tin được mã hóa dưới dạng mã vạch. Mã vạch này được in lên sản phẩm bất kì bởi máy in mã vạch. Bên trong mã vạch chứa thông tin về sản phẩm đã được in lên. Sau khi quét, máy sẽ chuyển thông tin vào thiết bị xuất ra. Thông tin sản phẩm trước đó được lưu trữ trên máy chủ thông qua máy in sẽ hiện ra.
Máy quét mã vạch - Định nghĩa
Sự phản xạ ánh sáng tạo nên thông tin đưa vào thiết bị nhận
Quá trình chuyển từ mã vạch đến thông tin trên thiết bị xuất cũng không quá phức tạp. Máy sẽ lợi dụng sự phản quang để chuyển thông tin thu được từ mã vạch thành tín hiệu điện. Sau đó gửi tín hiệu đó vào thiết bị hiẻn thị thông tin. Cuối cùng thiết bị hiện thị sẽ chuyển tín hiệu đó thành thông tin ra màn hình.

2. Tại sao máy quét mã vạch được cần đến?

Để trả lời câu hỏi này, thì có lẽ nói đến công dụng của máy đọc mã vạch là chính xác hơn. Với chức năng đọc và giải mã vạch, máy trợ giúp rất tốt cho quá trình quản lý. Máy có thể cho bạn nhiều thông tin như sản phẩm thuộc lô hàng nào, hay sản phẩm cần được giao đến đâu trong bao lâu. Từ đó có thể quản lý số lượng sản phẩm, tình trạng sản phẩm hay cả nguồn gốc của nó.
Máy quét mã vạch - Ứng dụng
Quản lý kho mà một trong những ứng dụng của nó
Chính vì khả năng này mà có nhiều máy quét mã vạch công nghiệp được sử dụng. Bạn sẽ thấy loại thiết bị mày có mặt tại nhiều nơi. Siêu thị, nhà sách, hiệu thuốc, cửa hàng, tạp hóa, cho đến các kho bãi, nhà máy đều cần đến. Bạn có thể tham khảo các loại máy dùng để đọc mã vạch tốt nhất để xem loại máy phù hợp cho mình.

3. Có những loại máy đọc mã vạch nào?

Có rất nhiều loại máy chuyên dùng để giải mã thông tin mã vạch trên thị trường. Chính vì vậy để phân loại chúng thì có rất nhiều cách để phân loại. Mình sẽ đi chi tiết về chúng trong phần này. Kiên nhẫn với mình một chút nhé!

3.1. Hai loại chính nhất thường thấy

Có nhiều các để phân loại một máy đọc mã vạch. Tuy nhiên sẽ có hai loại mà bạn thấy đa số công ty sẽ trả lời. Nếu bạn có cơ hội được nhìn nhiều loại thiết bị quét, thì bạn sẽ thấy chúng sẽ có 1 trong 2 tính chất sau đây:
  • Dạng máy quét cầm tay: Dạng máy chủ yếu để bạn cầm trên tay và quét mã vạch. Nó được cấu tạo có thể kết nối bằng dây hoặc không dây (dạng wireless). Bạn có thể cầm nó di chuyển mọi nơi. Chính vì vậy mà nó được sử dụng rộng rãi trong các kho, nhà máy hoặc xí nghiệp.
Máy quét mã vạch - Phân loại
Máy quét cầm tay hay để bàn là 2 loại thông dụng
  • Máy quét để bàn: Đây là dạng máy quét cố định và gắn liền với bề mặt để nó. Đây là loại bạn sẽ gặp dài dài trong các siêu thị vừa và lớn. Bạn phải đưa hàng hóa vào tầm quét của máy để máy có thể nhận diện.
Các máy quét thường rất dễ bị hư hại cho rơi vỡ hay vật cứng đập lên. Chính vì vậy mà máy luôn đợc gia cố độ bền. Kèm theo đó là những chức năng bổ trợ khác như: tốc độ quét cao, tầm quét dài hơn, góc quét rộng hơn, khả năng chống chịu các điều kiện tốt hơn. Và một yếu tố nữa đó là sức nặng của máy.

3.2. Các hình thức phân loại khác của đầu đọc mã vạch

3.2.1. Phân theo loại mã vạch mà máy hỗ trợ

Một số loại máy được làm ra không thể hỗ trợ đọc tất cả những loại mã. Vì có một số ngành hàng chỉ dùng 1 loại mã nhất định. Nên làm ra một loại máy cho riêng mã đó sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn cho các doanh nghiệp. Nó cũng như các điện thoại thông minh chỉ hỗ trợ đọc mã QR thôi vậy. Bạn có thể phân loại như sau:
Máy quét mã vạch - 1D
  • Máy đọc mã vạch 1D: Là loại máy chỉ hỗ trợ đọc các loại mã 1D như EAN, UPC.. Và nó có một tên gọi khác là Linear Scanner. Các loại máy này đa số có thể quét được những mã vạch 1D thông dụng. Bạn có thể nhìn ra các loại máy này dựa vào tia sáng nằm ngang của chúng khi quét mã vạch. Nhưng cũng có một số biến thể của mã 1D mà máy không có khả năng nhận diện.

Máy quét mã vạch - 2D
  • May quet ma vach 2D: Loại máy này có tên hoa mỹ khác là Barcode Imager. Nhiệm vụ của nó là đọc một số loại mã 2D như PDF417, Data Matrix, Maxicode, vv.. Ngoài ra loại máy này cũng có thể đọc được mã vạch 1D nữa. Loại máy 2D này lợi dụng sự phản xạ ánh sáng để tạo thành các tia sáng ngang dọc. Chúng kết hợp với nhau tạo thành một vùng quét bao trùm mã vạch. Vì vậy dù bạn để mã ở góc độ nào thì máy cũng đọc được.

3.2.2. Loại máy quét dựa vào công nghệ

Mình để phần này sau vì khi nói về 1D và 2D rồi thì bạn sẽ có bức tranh tốt hơn. Chi tiết có 3 loại nếu bạn phân theo cách này.
a. Máy CCD (Charged Coupled Device):
Đây là máy được cấu tạo ở đầu đọc mã vạch là các đèn led mini. Chúng được sắp thành hàng dài để đọc. Loại may doc ma vach này có tốc độ quét rất nhanh và độ bền rất cao. Nhưng bù lại tầm quét rất ngắn (chỉ khoảng 4 inch là tối đa). Nhược điểm nữa là nó không quét được mã trên bề mặt cong như chai, lọ.
Máy quét mã vạch - CCD

Chúng được sử dụng trong các ngành nơi mà quét tầm xa hầu như không phải là vấn đề. Như quản lý nhập kho chẳng hạn. Chính vì cấu tạo đơn giản này mà chúng có giá thành thấp. Một số ví dụ của dòng máy này như: Champtek SD-300 hoặc 320, IDBA-4244SR, và Zebex z3100.
b. Máy quét lazer (Lazer Devices):
Đây là loại máy có đầu đọc mã vạch thông dụng nhất hiện tại. Máy laser có tầm quét dài hơn nhiều so với CCD. Tùy theo máy mà nó có thể từ 6 - 24 inch. Loại máy laser tầm xa còn có thể quét được mã vạch cách xa nó 2,43m. Tối đa một máy quét laser siêu xa có thể quét là 9,14m.

Máy quét mã dạng laser không có độ bền như máy CCD. Lý do là vì càng về sau đầu đọc mã sẽ kén mã hơn. Sau đó sẽ hỏng hẳn bộ phận này. Đó cũng là hiện tượng bạn thấy nhiều ở các máy quét mã vạch cũ. Hiện tại thì các đầu đọc ở máy laser đã được kéo dài hơn về tuổi thọ do cải tiến khoa học và công nghệ.

Máy quét mã vạch - Laser
c. Máy quét hình ảnh (Imager Barcode Scanner):
Imager có công dụng như một máy ảnh kĩ thuật số hơn laser. Như mình đề cập phía trên máy 2D, Imager gần như là chụp lại mã vạch mà bạn cần scan. Sau đó máy sẽ phân tích mã vạch đó. Không giống như máy CCD hay Laser, bạn không cần để mã vạch thẳng thớm để đọc.

Chính vì vậy mà tốc độ đọc của loại máy này có phần chậm hơn một chút. Nhưng bạn cũng khó lòng mà thấy được sự chậm này. Nó thích hợp trong những ngành cần sự chính xác cao như y tế.

3.2.3. Phân loại dựa theo cổng giao tiếp

  • Cổng USB: Đây là cổng giao tiếp được sử dụng rộng rãi. Lý do là vì bạn cũng không cần làm gì nhiều với nó. Chỉ cần kết nối máy đọc mã vạch với máy tính là được. Và dữ liệu khi xuất ra cũng có thể đưa vào các phần mềm thông dụng như Word, Excel hay Notepad.
  • Cổng COM / RS-232: Đây là cổng thuộc những dòng máy quét mã 2D. Để vận hành cổng giao tiếp này thì bạn cần nhọc công 1 chút. Một nguồn điện 5V và phần mềm để cài máy quét kèm theo cổng này. Đôi lúc bạn còn cần phần mềm tự hiệu chỉnh đối với nhu cầu của mình.

Máy quét mã vạch - cổng Keyboard
  • Cổng Keyboard: Cổng bàn phím cũng khá dễ dàng để bạn thao tác cài đặt. Máy quét thường có 2 đầu nếu là cổng keyboard. Một đầu có cổng giống như cổng của bàn phím cắm vào máy tính. Bạn chỉ cần cắm đầu đó thế vào vị trí của bàn phím. Còn đầu của bàn phím thì gắn vào đầu còn lại của máy quét. Bạn cũng không cần dùng driver. Và cũng như cổng USB, bạn có thể xuất ra Excel, Word, vv..

3.2.4. Các loại máy quét theo ngành sử dụng:

a. Bán lẻ:
Đối với các ngành bán lẻ, thì các loại máy quét laser thường hay được sử dụng. Chúng phù hợp với các văn phòng, cửa hàng hay siêu thị nhỏ. Điểm chung là chúng có tốc độ quét nhanh và hỗ trọ chủ yếu là mã 1D. Một số ví dụ về loại máy cho ngành bán lẻ như sau:
  • Datalogic qw2100 Quick Scan
  • Zebra Symbol LS2208
  • Zebex Z3000
  • TaoTronics 2.4g
Máy quét mã vạch - Dùng cho bán lẻ
LS2208
b. Quản lý kho, nhà máy hay bãi:
Bất kỳ máy quét mã vạch nào cũng có thể là Máy quét hàng tồn kho khi được tích hợp vào hệ thống kiểm kê. Hệ thống kiểm kê đó có thể bao gồm một cái gì đó đơn giản như bảng tính Excel hoặc Phần mềm kiểm kê chuyên dụng. 
  • Zebra LI3678-SR
  • Symbol LS4208
  • Honeywell Voyager 1202g
  • Motorola LI4278
Máy quét mã vạch - Dùng cho quản lý kho
LI3678-SR là một ví dụ điển hình
c. Máy quét dùng trong công nghiệp:
Môi trường công nghiệp thường tiếp xúc với nhiều tác nhân không có lợi. Bụi bẩn hay điều kiện không khí cũng có ảnh hưởng đến maáy đọc mã vạch. Bạn sẽ cần những thiết bị có khả năng chống chịu những điều kiện này. Loại mã trong kho bãi đa số là UPC và EAN. Nên máy cần sử dụng có thể quét những mã này là được. Một số đại diện bao gồm:
  • Honeywell Granit 1911i
  • Datalogic Powerscan PM9500-DHP
  • Zebra DS3608-HD

3.2.5. Cấu tạo hình thành máy quét:

a. Máy quét mã vạch cầm tay:
Có tên gọi ngắn gọn hơn là Handheld, máy quét mã vạch này rất thông dụng. Đơn giản là bạn cầm trên tay máy này trong suốt quá trình sử dụng. Kèm theo đó là nút bấm kích hoạt quá trình quét của máy. Một số dòng máy cũng có đế để bản chuyển sang chế độ rảnh tay/để bàn nữa.
Máy quét mã vạch cầm tay

b. Máy quét mã vạch để bàn:
In-counter Scanner là tên tiếng anh của dòng máy này. Chủ yếu bạn sẽ thấy máy quét 2D trong dòng để bàn này. Đây thường là những loại máy quét sản phẩm nhanh nhất và khỏe nhất. Tốc độ quét có thể lên đến 2000/giây lận. Chính vì khả năng đọc mạnh mẽ này, bạn thấy nó ở rất rất nhiều siêu thị lớn. Big C, Lotte hay Coop-Mart đều dùng loại máy này. Ví dụ về dòng máy này bao gồm:
  • Datalogic Magellan 9800i: Loại máy quét quang học để bàn.
  • Datalogic Magellan 3550HSi: Máy quét đơn
  • LaneHawk LH4000
c. Máy đọc mã vạch Desktop:
Desktop Barcode Scanner là loại máy có đầu đọc mã vạch ứng dụng chủ yếu cho mã 1D. Chúng hay được kết nối với máy tính và dùng để quet ma vach trên tài liệu. Công việc văn vòng và cơ quan cũng không sử dụng các loại mã 1D phức tạp. Môt số đại diện của loại máy này gồm:
  • DCS10-DAI
  • TF598 Omnidirectional
  • DSC10 Series
Máy quét mã vạch - quét coupon
Bạn có thể thấy máy này dùng để đọc văn bản
d. Máy xem mã vạch trên coupon, tài liệu, thẻ membership:
Loại mã chủ yếu trên các thành phẩm này là mã 2D (QR chiếm đa số). Lên các loại máy quét này cũng tự động là loại máy hỗ trợ 2D. Các loại máy này thường khá nhỏ gọn và thuộc dạng nhìn tựa tựa camera vậy. Những hội chợ âm nhạc hay thẻ thành viên đều có mặt chúng.

Máy quét mã vạch coupon
Máy mã vạch cho coupon
e. Máy đọc mã vạch không dây (Wireless/Cordless Barcode Scanner)
Nó có một tên khác là dạng máy mẹ bồng con. Máy này được sử dụng khá nhiều cho những ngành có hàng hóa lớn và nặng. Hầu như các hàng đó không thể mang đến máy quét để quét được. Máy chủ yếu xài pin và có thể sạc. Phần thân được nối với máy tính và cũng có nhiệm vụ sạc cho máy. Một số máy mà bạn có thể xem qua như:
  • Datalogic Gryphon 4500 Series (Bản dành cho y tế)
  • Honeywell Xenon 1902
  • Zebra LI3678
f. Máy tính di động (Mobile Computer)
Loại máy này còn có tên tiếng anh khác là Portable Data Terminal. Tiếng Việt có tên thông dụng hơn là máy kiểm kho. Mình cũng không ngờ đến nhưng quả thật là như vậy. Máy này có bộ nhớ và cả hệ điều hành trên nó để check mã vạch và lưu thông tin. Nó không giống với máy không dây ở trên. Vì máy quet không dây khi đọc thì thông tin lưu về máy tính. Còn may kiem kho lưu thông tin trực tiếp trên nó. Muốn đưa về máy chủ bạn có thể copy thẻ nhớ hoặc gửi từ máy kiểm kho về.
Máy quét mã vạch kiểm kho - Portable Data Terminal

Một số ví dụ điển hình về máy kiểm kho là Datalogic DH60, Skorpio X4, Denso BHT900, vv..
g. Máy quét mã vạch cho sản xuất công nghiệp
Không giống với loại máy quét công nghiệp mình nói đến ở trên đâu. Loại máy mình nói đến khá lớn. Vì nó phải treo trên trần nhà và bên hông chứ không phải để bàn hay cầm tay. Trong quy trình sản xuất, thiết bị sẽ đi theo băng chuyền. Khi đến một cổng nhất định, sẽ có loại máy đọc này ở đây. Khi quét được thì thông tin của hàng sản xuất sẽ được ghi nhận. Máy cũng hỗ trợ trong việc vận chuyển hay giao nhận hàng.
h. Máy quét thẻ (Barcode Slot Reader)
Bạn có thẻ nhân viên và phải đưa nó vào một máy để check in đúng không? Máy đó chính là dạng máy đọc thẻ kéo. Nó đối chiếu xem mã vạch nó đọc trong một thẻ có trùng với mã nào trong hệ thống hay không. Chính vì khả năng này mà máy được ứng dụng trong an ninh. Một số sản phẩm dễ thấy như:
  • Cửa từ
  • Máy chấm công
  • Các loại cửa hay két sắt an ninh.
  • Thanh toán bằng thẻ ngân hàng.
Máy quét mã vạch - Quét thẻ
Máy quét thẻ cũng có rất nhiều ứng dụng

4. Một máy đọc mã số mã vạch cho bạn biết những gì?

Khi bạn nhìn một máy quét mã vạch, thì bạn không chỉ nhìn vào bề ngoài của nó. Mà thông số kĩ thuật cũng là một thứ quan trọng. Và phần này cũng là vấn đề mình đề cập đến trong phần này. Dựa vào các thông số đó mà bạn có thể nhận ra máy quét này có hợp với mình hay không. Từ đó sẽ có những quyết định chính xác hơn. Mình có tham khảo tổng hợp từ kinh nghiệm và thông tin. Nếu bạn rành tiếng Anh, có thể đọc qua thuật ngữ liên quan về vạch từ Keyence.

Ý nghĩa thông số máy quét mã vạch
Thông số của một máy đọc mã vạch cho bạn biết những gì?

4.1. Các đặc điểm vật lý (Physical Characteristics)

Một số bản thông số có thể để là Cơ Khí (Mechanical). Ở trong bản này có một số điều bạn cần quan tâm đến chẳng hạn như:
  • Weight: Cân nặng có ảnh hưởng đến trải nghiệm sử dụng của bạn. Máy quét giao động từ 150g đến hơn 700g. Nếu bạn cần nhỏ gọn thì các máy nặng hơn sẽ không phù hợp.
  • Material: Vật liệu làm ra máy. Đa số các máy quét đều làm từ nhựa và có cao su đỡ phần đầu đọc mã vạch. Một số máy sẽ có đề cập đến vật liệu hoặc không.
  • Dimension: Ám chỉ kích thước của máy, không tính đế hay dây kết nối. Bản thông số thường sẽ ghi kích thước nhân cả 3 số (L x W x H). Trong đó L là Length (độ dài), W là Width (độ rộng), H là Height (Chiều cao). Một số bản khác sẽ ghi riêng từng thông số L, W và H ra. Và L có thể bị thay bằng Depth (độ sâu).
  • Battery weight: Cân nặng của pin cũng hiếm khi được đề cập. Nhưng cân nặng của máy đã bao gồm pin.

4.2. Điện (Electrical)

Ý nghĩa thông số máy quét mã vạch
  • Charging Station: Loại nguồn có thể đưa vào máy. Thường sẽ có số vôn chính xác kèm theo sai số của nó. Ví dụ như: DC 5V +-5%. Nghĩa là bạn có thể đưa nguồn từ 4.75V đến 5.25V. Nhưng 5V là cố định và an toàn nhất.
  • Charger: Năng lượng yêu hao mà máy quét sử dụng. Nó thường ở đơn vị Mili Ampere giờ. Một số bản thông số sẽ ghi ở 3 mức: idle (treo), typical/peak (sử dụng liên tục), và sleep (chế độ ngủ). Các bản rút gọn sẽ chỉ ghi mức điện dùng cao nhất.

4.3. Cổng giao tiếp (Interface/Communication Protocols)

Bảng này cho biết máy quet mã vach của bạn hỗ trọ cổng giao tiếp nào. Đa số các loại máy quét đều hỗ trợ đa cổng. Nhưng cổng bạn sẽ thường thấy là USB hoặc Keyboard. Cổng COM (RS232) chủ yếu cho chế độ quét batch (quét nhiều văn bản một lần).

Ý nghĩa thông số máy quét mã vạch

Một số máy có chế độ không dây thì sẽ có thêm bluetooth. Thường trong báo cáo sẽ có 2 chỉ số. Chỉ số đầu là máy quét, và chỉ số thứ 2 là chân đế kiêm khả năng sạc. Chân sạc sẽ bao gồm các cổng giao tiếp với máy tính như USB, máy quét không dây sẽ là blue tooth. Đó cũng là cách bạn nhận biết một máy quét không dây. Thông số sẽ nêu cổng giao tiếp của cả máy quét (Imager) và chân đế (Charging Station).

4.4. Tác nhân từ môi trường (Environmental)

Mục này sẽ cho bạn biết rằng máy dọc ma vạch này có khả năng chống chịu như thế nào với các tác nhân từ môi trường. Bạn có thể dựa vào nó và môi trường nơi bạn làm việc để chọn máy. Một số yếu tố mà phần này có thể bao gồm như sau:
  • Nhiệt độ hoạt động (Operational/Operating Temperature): Khoảng nhiệt độ môi trường mà ở trong đó máy quét có thể vận hành. Đa số thiết bị có thể hoạt động trong mội trường dưới 0 độ đến gần 60.
  • Nhiệt độ lưu trữ (Storage Temperature): Nhiệt độ mà bạn có thể lưu trữ máy trong kho (khi máy không hoạt động).
Ý nghĩa thông số máy quét mã vạch
  • Độ ẩm (humidity): Độ ẩm mà máy có thể chịu được. Đa số máy in đều có phần trăm nhất định. Ví dụ 5% - 95% và Non-condensing. Nó có nghĩa là máy hoạt động trong độ ẩm từ 5% đến 95% và không được có tình trạng ngưng tụ. Điều đó đồng nghĩa với việc máy đọc mã vạch với chỉ số trên là không chống nước.
  • Lực va đập (Shock): Khả năng chống chịu khi máy bị va chạm. Lực được so sánh khi máy rơi từ một độ cao nhất định xuống đất.

4.5. Các loại mã mà máy hỗ trợ (Symbologies)

Phần này là liệt kê ra những loại mã vạch mà máy quét có thể đọc được. Thường phải nêu chi tiết ra vì không phải máy nào cũng đọc được hết tất cả loại mã. Một số bảng còn phân từng loại mã ra. Và trừ mã 1D và 2D còn các loại khác như sau:
  • Stacked Symbologies: Mã chồng - PDF417 là một ví dụ.
  • Postal Symbologies: Các mã vạch dùng trong bưu điện.

4.6. Chỉ số quét (Read Parameters)

Chỉ số này cho bạn biết rằng máy sẽ đọc được ở những góc độ nào. Các chỉ số có liên quan như sau:
  • Pitch (góc nghiêng theo chiều dọc): Góc ngiêng so với đường thẳng vuông góc mà máy quét chiếu vào. Ví dụ +60 là mã vạch quay 60 độ về bên trái. -60 là ngược lại.
Ý nghĩa thông số máy quét mã vạch
  • Skew (góc nghiêng theo chiều ngang): Số dương là mã vạch quay lên phía trên. Và góc âm là quay xuống phía dưới.
  • Tilt (Độ xoay vòng): góc nghiêng không đổi và mã vạch được xoay vòng để xem náy có thể đọc được hay không. Máy mã vạch thì thường là +/- 180° hoặc +/- 360°.
  • Print Contrast (Tỉ lệ in tương phản): Ở đây chỉ yêu cầu tương phản của mã vạch để máy có thể đọc được. Nó là sự khác nhau giữa vùng tối (các thanh vạch đen) và vùng sáng (các khoảng trống). Thường trên bản thông số sẽ ghi tỉ lệ nhỏ nhất. Nếu độ tương phản thấp hơn mức đó thì máy sẽ không đọc được mã.

4.7. Tầm quét của máy (Typical Depth of Field)

Mục náy sẽ nêu ra chi tiết cho bạn các tầm quét tối thiểu và tối đa của từng mã vạch mà máy đọc hỗ trợ. Mỗi mã vạch sẽ có một độ xa khác nhau.

4.8. Các thông số khác của một máy quét mã vạch

  • Ambient Light: Độ sáng của môi trường xung quanh. Một số máy quét sẽ có đề cập đến độ sáng này. Thường sẽ trong vùng từ 0 đến 100,000 lux.
  • Status Indicators (Chỉ định trạng thái): Trạng thái chỉ định khi quét, quét thành công bằng tiếp kêu, rung hay các đèn báo chuyển màu.
Ý nghĩa thông số máy quét mã vạch
  • Target Beam (Tia sáng quét): Máy 1D hay CCD thường sẽ có thông số này. Các máy 2D Imager thì không có.
  • Battery Capacity: Dung lượng pin của máy. Thường để đơn vị mili Ampere giờ (mAh).
  • Scans: Số lượng scan trong một lần sạc tối đa. Đa số các máy quét mã nằm trong khoảng 50,000 lần đọc cho 1 lần sạc.
  • Scans per second (Tốc độ quét mỗi dây): Một số máy có thể lên đến hơn 500, đặc biệt là các máy quét CCD.
  • Memory: Bộ nhớ của máy. Thường nếu có mục này xuất hiện trong bảng thông số thì có 2 thứ. Đó là bộ nhớ tạm thời (RAM) và bộ nhớ trong. Cũng như điện thoại, hầu hết các máy quét mã vạch có hỗ trợ thẻ nhớ.
Bài này quả thật hơi dài một chút. Nhưng nếu bạn vẫn theo mình được đến đây thì bạn đã phần nào hiểu được một máy quét mã vạch để hỗ trợ bán lẻ hay tính tiền là như thế nào rồi. Hi vọng rằng bạn thấy bài viết này có ích và chia sẻ với bạn bè. Bạn cũng có thể cho mình biết phần nào mình bỏ qua hay chưa đề cập. Mình sẽ phản hồi và cố gắng trả lời bạn rõ ràng nhất.

Nhận xét

  1. Do đó bạn sẽ book vé máy bay đi Mỹ có thoải mái thời gian để thăm quan bất cứ nơi nào bạn muốn và thỏa thích ăn những đồ ăn đặc sản của Mỹ. Nhưng điều này chỉ phù hợp khi bạn còn trẻ, giỏi tiếng Anh và phù hợp với những ai ưa thích trải nghiệm.

    Với những người lần đầu tiên sang Mỹ vào dịp Tết, đặc biệt là book vé máy bay đi Atlanta giá rẻ đã có tuổi, gia đình có trẻ em đi cùng… thì đăng ký tour với một công ty uy tín vẫn là sự lựa chọn hàng đầu.

    Trả lờiXóa
  2. Hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin đã mang đến nhiều ứng dụng hữu ích cho doanh nghiệp trong việc quản lý hiệu quả làm việc của nhân viên. Trong đó, sản phẩm được quan tâm nhiều chính là phần mềm chat nhóm nội bộ. Bởi giao tiếp nội bộ rất quan trọng vì nó góp phần giúp nhóm làm việc hiệu quả, tạo không khí hợp tác thoải mái. Mời bạn cùng tìm hiểu về các ứng dụng này để có thêm thông tin khi áp dụng nó vào hoạt động của chính công ty mình nhé.
    Xem thêm:>> app quản lý chung cư

    Trả lờiXóa

Đăng nhận xét

Bài đăng phổ biến